Công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp là gì? Xây dựng trên đất trồng lúa được thực hiện như thế nào?

Công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp là gì? Xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa được thực hiện như thế nào? Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu?

Công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp là gì?

Khái niệm "Công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp" được quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 112/2024/NĐ-CP như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa là hình thức chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hằng năm; trồng lúa sang trồng cây lâu năm; trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản.
5. Năng suất cao là năng suất được tính tại thời điểm phê duyệt vùng quy hoạch trồng lúa năng suất, chất lượng cao, đạt tối thiểu bằng năng suất trung bình của 3 năm liền kề trước đó tại vùng dự kiến quy hoạch trồng lúa năng suất, chất lượng cao theo công bố của cơ quan thống kê địa phương. Trường hợp trong 3 năm liền kề có vụ lúa giảm năng suất do thiên tai, dịch bệnh được cấp có thẩm quyền công bố thì lấy kết quả cùng vụ của năm trước đó.
6. Công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp là công trình phục vụ sơ chế, bảo quản nông sản; kho chứa vật tư nông nghiệp, máy móc, dụng cụ lao động; trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp.
7. Kết cấu hạ tầng phục vụ vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao bao gồm công trình giao thông, thủy lợi.

Theo đó, công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp là công trình phục vụ sơ chế, bảo quản nông sản; kho chứa vật tư nông nghiệp, máy móc, dụng cụ lao động; trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp.

Công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp là gì? Xây dựng trên đất trồng lúa được thực hiện như thế nào?

Công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp là gì? Xây dựng trên đất trồng lúa được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa được thực hiện như thế nào?

Xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa được quy định tại Điều 9 Nghị định 112/2024/NĐ-CP như sau:

Xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về diện tích, vị trí, mục đích sử dụng của công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa đảm bảo tuân thủ các điều kiện sau:
a) Không làm ảnh hưởng đến công trình thủy lợi, công trình đê điều, giao thông nội đồng, diện tích đất trồng lúa liền kề;
b) Công trình chỉ được xây dựng 01 tầng, không được xây dựng tầng hầm;
c) Khu vực đất trồng lúa được phép xây dựng công trình phải tập trung, có diện tích tối thiểu từ 50 ha;
d) Công trình phục vụ theo mục đích được quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định này.
2. Việc xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.
3. Diện tích đất xây dựng công trình theo quy định tại Điều này không phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất và vẫn được thống kê là đất trồng lúa.

Theo đó, việc xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa được thực hiện như sau:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về diện tích, vị trí, mục đích sử dụng của công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa đảm bảo tuân thủ các điều kiện sau:

+ Không làm ảnh hưởng đến công trình thủy lợi, công trình đê điều, giao thông nội đồng, diện tích đất trồng lúa liền kề;

+ Công trình chỉ được xây dựng 01 tầng, không được xây dựng tầng hầm;

+ Khu vực đất trồng lúa được phép xây dựng công trình phải tập trung, có diện tích tối thiểu từ 50 ha;

+ Công trình phục vụ theo mục đích được quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định này.

- Việc xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.

- Diện tích đất xây dựng công trình theo quy định tại Điều này không phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất và vẫn được thống kê là đất trồng lúa.

Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu?

Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi được quy định tại khoản 1 Điều 109 Luật Đất đai 2024 như sau:

Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất
1. Hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của địa phương đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương theo quy định tại Điều 176 của Luật này đối với các đối tượng sau đây:
...
5. Mức hỗ trợ cụ thể tại khoản 1 Điều này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ điều kiện thực tế của địa phương.
...

Theo đó, pháp luật hiện hành không quy định cụ thể mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu.

- Tuy nhiên, mức tiền hỗ trợ bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi được xác định không quá 05 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của địa phương đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương theo quy định tại Điều 176 Luật Đất đai 2024.

- Mức hỗ trợ cụ thể nêu trên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ điều kiện thực tế của địa phương.

Lưu ý:

Việc hỗ trợ bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi nêu trên được áp dụng đối với các đối tượng sau đây:

- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho, được công nhận quyền sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất không có đất để bồi thường và đã được bồi thường bằng tiền;

- Cá nhân thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất để bồi thường và đã được bồi thường bằng tiền;

- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất do nhận giao khoán đất để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản từ các nông, lâm trường quốc doanh hoặc công ty nông, lâm nghiệp được chuyển đổi từ các nông, lâm trường quốc doanh đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó.

(Trừ trường hợp cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông, lâm trường quốc doanh, của công ty nông, lâm nghiệp được chuyển đổi từ các nông, lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp);

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất của tập đoàn sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

28 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào