Công trình lập báo cáo kinh tế kỹ thuật thì có cần lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án không?
Báo cáo kinh tế kỹ thuật có phải là một hoạt động dịch vụ tư vấn trong đấu thầu không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 có quy định dịch vụ tư vấn là một hoặc một số hoạt động dịch vụ bao gồm: lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc; khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát, lập thiết kế, dự toán; tư vấn đấu thầu; tư vấn thẩm tra, thẩm định; tư vấn giám sát; tư vấn quản lý dự án; tư vấn thu xếp tài chính; kiểm toán và các dịch vụ tư vấn khác.
Như vậy, theo quy định trên thì báo cáo kinh tế kỹ thuật là một trong các số hoạt động dịch tư vấn.
Công trình lập báo cáo kinh tế kỹ thuật thì có cần lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án không? (Hình từ Internet)
Công trình lập báo cáo kinh tế kỹ thuật thì có cần lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án không?
Công trình lập báo cáo kinh tế kỹ thuật thì có cần lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án không, thì theo quy định tại Điều 36 Luật Đấu thầu 2023 có quy định như sau:
Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án
1. Căn cứ quy mô, tính chất công tác đấu thầu của dự án, chủ đầu tư hoặc cơ quan chuẩn bị dự án có thể trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc tổ chức lập, phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.
2. Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được lập đồng thời hoặc độc lập với báo cáo nghiên cứu khả thi và được phê duyệt sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt.
3. Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Xem xét bối cảnh thực hiện dự án đối với công tác đấu thầu;
b) Đánh giá năng lực, nguồn lực và kinh nghiệm của chủ đầu tư đối với việc thực hiện các hoạt động đấu thầu của dự án;
c) Phân tích thị trường và xác định rủi ro trong đấu thầu;
d) Mục tiêu cụ thể của hoạt động đấu thầu;
đ) Đề xuất kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án bao gồm: phân chia dự án thành các gói thầu; hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu; loại hợp đồng, nguyên tắc phân chia và quản lý rủi ro; tiến độ thực hiện các công việc chính, gói thầu; nội dung khác cần lưu ý trong soạn thảo hồ sơ mời thầu, quản lý thực hiện hợp đồng.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó thì việc lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu là không bắt buộc mà tùy vào quy mô, tính chất công tác đấu thầu của dự án thì chủ đầu tư hoặc cơ quan chuẩn bị dự án có thể trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Và chỉ quy định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được lập đồng thời hoặc độc lập với báo cáo nghiên cứu khả thi và được phê duyệt sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt chứ không quy định về báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
Do đó, thì những dự án thuộc diện lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật không bắt buộc phải lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.
Tổ thẩm định có được kiểm tra xem xét sự phù hợp đối với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 19 Luật Đấu thầu 2023 có quy định như sau:
Tổ chuyên gia, tổ thẩm định
1. Tổ chuyên gia gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu đối với lựa chọn nhà thầu, bên mời thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư thành lập hoặc giao nhiệm vụ để thực hiện một hoặc các công việc: lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh; thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
2. Tổ thẩm định gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được người có thẩm quyền, chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập hoặc giao nhiệm vụ để kiểm tra, xem xét sự phù hợp với quy định của pháp luật đối với một hoặc các nội dung: kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu; hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
3. Thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định phải có tối thiểu 03 năm công tác thuộc một trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh.
4. Chính phủ quy định chi tiết về năng lực, kinh nghiệm của thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ thẩm định gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được người có thẩm quyền, chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập hoặc giao nhiệm vụ để kiểm tra, xem xét sự phù hợp với quy định đối với một hoặc các nội dung trong đó kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.