Công tác nghiệm thu tại nơi sản xuất cừ bê tông cốt thép của công trình thủy lợi thì không dùng các đoạn cừ có độ sai lệch về kích thước bao nhiêu?
- Trong quá trình xây dựng cừ chống thấm cho công trình thủy lợi có cần phải thường xuyên kiểm tra vị trí của tim tuyến cừ không?
- Đối với cừ bê tông cốt thép trong công trình thủy lợi thì vật liệu gồm được quy định như thế nào?
- Công tác nghiệm thu tại nơi sản xuất cừ bê tông cốt thép của công trình thủy lợi thì không dùng các đoạn cừ có độ sai lệch về kích thước bao nhiêu?
Trong quá trình xây dựng cừ chống thấm cho công trình thủy lợi có cần phải thường xuyên kiểm tra vị trí của tim tuyến cừ không?
Căn cứ theo tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12634:2020 quy định như sau:
Công tác đo đạc trước, trong và sau khi thi công
6.1 Việc lập mạng lưới đo đạc phải được xem xét thích hợp với hiện trạng khu vực thi công. Trước khi lập mạng lưới đo đạc phải đặt ít nhất 2 mốc chuẩn bằng bê tông trên bờ, tại vị trí ổn định, dễ quan sát, ít ảnh hưởng bởi các hoạt động xung quanh, từ các điểm đó có thể xác định được tim tuyến, kiểm tra vị trí kết cấu trong suốt quá trình thi công. Mọi mạng lưới đo đạc đều phải căn cứ vào các mốc chuẩn đó.
6.2 Toàn bộ bản vẽ thiết kế mạng lưới đo đạc do tổ chức tư vấn thiết kế lập phải được chuyển giao bằng văn bản cho bên nhà thầu xây dựng tiếp nhận và định vị kết cấu công trình. Biên bản nghiệm thu mạng lưới đo đạc phải có sơ họa mặt bằng vị trí cọc tiêu, cọc mốc khu vực xây dựng công trình, dạng và độ sâu chôn cọc, tọa độ cọc, ký hiệu và cao độ mốc trong hệ thống tọa độ và cao độ nhà nước.
6.3 Trong quá trình xây dựng cần phải thường xuyên kiểm tra vị trí của tim tuyến cừ.
Theo đó, trong quá trình xây dựng cừ chống thấm cho công trình thủy lợi cần phải thường xuyên kiểm tra vị trí của tim tuyến cừ.
Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Đối với cừ bê tông cốt thép trong công trình thủy lợi thì vật liệu gồm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiết 7.1.1 tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12634:2020 quy định như sau:
Kiểm tra chất lượng cừ trước khi thi công
7.1 Đối với cừ bê tông cốt thép
7.1.1 Vật liệu
- Chứng chỉ xuất xưởng của cốt thép, cáp thép, xi măng, kết quả thí nghiệm kiểm tra mẫu thép, và cốt liệu cát, đá (sỏi), xi măng, nước;
- Cấp phối bê tông;
- Kết quả thí nghiệm mẫu bê tông;
- Đường kính cốt thép chịu lực và cốt đai;
- Lưới thép tăng cường và thép đai đầu cừ;
Như vậy, đối với cừ bê tông cốt thép trong công trình thủy lợi thì vật liệu được quy định như sau:
- Chứng chỉ xuất xưởng của cốt thép, cáp thép, xi măng, kết quả thí nghiệm kiểm tra mẫu thép, và cốt liệu cát, đá (sỏi), xi măng, nước;
- Cấp phối bê tông;
- Kết quả thí nghiệm mẫu bê tông;
- Đường kính cốt thép chịu lực và cốt đai;
- Lưới thép tăng cường và thép đai đầu cừ.
Công tác nghiệm thu tại nơi sản xuất cừ bê tông cốt thép của công trình thủy lợi thì không dùng các đoạn cừ có độ sai lệch về kích thước bao nhiêu?
Căn cứ theo tiết 7.1.3 tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12634:2020 quy định như sau:
Kiểm tra chất lượng cừ trước khi thi công
7.1 Đối với cừ bê tông cốt thép
...
7.1.3 Công tác nghiệm thu tại nơi sản xuất cừ bê tông cốt thép: Không dùng các đoạn cừ có độ sai lệch về kích thước vượt quá quy định trong Bảng 1, và các đoạn cừ có vết nứt rộng hơn 0,2 mm. Độ sâu vết nứt ở góc không quá 10 mm, tổng diện tích do lẹm, sứt góc và rỗ tổ ong không quá 5% tổng diện tích bề mặt cừ và không được tập trung.
Như vậy, đối với công tác nghiệm thu tại nơi sản xuất cừ bê tông cốt thép của công trình thủy lợi thì không dùng các đoạn cừ có độ sai lệch về kích thước như bảng trên.
Và các đoạn cừ có vết nứt rộng hơn 0,2 mm. Độ sâu vết nứt ở góc không quá 10 mm, tổng diện tích do lẹm, sứt góc và rỗ tổ ong không quá 5% tổng diện tích bề mặt cừ và không được tập trung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.