Công tác lấy ý kiến của trẻ em trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về trẻ em được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Tôi rất thắc mắc về chính sách lấy ý kiến của trẻ em trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về trẻ em của Nhà nước. Chính sách này được thực hiện theo nguyên tắc nào? Quy trình thực hiện ra sao? Và cần chuẩn bị kế hoạch như thế nào? Mong được công ty giải đáp. Tôi xin cảm ơn. Câu hỏi của anh Minh (Long An).

Công tác lấy ý kiến của trẻ em trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về trẻ em được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Theo Điều 2 Thông tư 36/2018/TT-BLĐTBXH, công tác lấy ý kiến của trẻ em được thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản, Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức lấy ý kiến của trẻ em) chủ động tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến của trẻ em trên cơ sở sự tham gia tự nguyện của trẻ em; cung cấp đầy đủ thông tin cho trẻ em; nội dung, hình thức lấy ý kiến phải phù hợp với độ tuổi, giới tính, dân tộc, hoàn cảnh, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em.

- Tạo môi trường an toàn, thân thiện, bình đẳng, không phân biệt đối xử, không trù dập, kỳ thị khi trẻ em bày tỏ hoặc không bày tỏ ý kiến; bảo đảm bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em tham gia lấy ý kiến.

- Ý kiến, nguyện vọng của trẻ em, ý kiến của Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em và Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phải được cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản tôn trọng, lắng nghe, tiếp thu, phản hồi đầy đủ, kịp thời, khách quan, trung thực và sử dụng đúng mục đích.

- Người thực hiện lấy ý kiến của trẻ em phải có kiến thức, thái độ thân thiện, kỹ năng phù hợp để làm việc với trẻ em.

- Việc lấy ý kiến của trẻ em trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em thực hiện theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định 34/2016/NĐ-CP.

lấy ý kiến của trẻ em

Lấy ý kiến của trẻ em trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về trẻ em (Hình từ Internet)

Công tác lấy ý kiến của trẻ em trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về trẻ em được thực hiện theo quy trình nào?

Theo Điều 3 Thông tư 36/2018/TT-BLĐTBXH quy định về quy trình thực hiện công tác lấy ý kiến của trẻ em như sau:

Quy trình lấy ý kiến của trẻ em
Quy trình lấy ý kiến của trẻ em bao gồm các bước sau:
1. Bước 1. Chuẩn bị lấy ý kiến của trẻ em.
2. Bước 2. Tổ chức lấy ý kiến của trẻ em.
3. Bước 3. Tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của trẻ em.
4. Bước 4. Thông tin, phản hồi ý kiến của trẻ em.

Như vậy, công tác lấy ý kiến của trẻ em trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về trẻ em được thực hiện qua 4 bước như sau:

- Bước 1. Chuẩn bị lấy ý kiến của trẻ em.

- Bước 2. Tổ chức lấy ý kiến của trẻ em.

- Bước 3. Tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của trẻ em.

- Bước 4. Thông tin, phản hồi ý kiến của trẻ em.

Kế hoạch lấy ý kiến của trẻ em bao gồm những nội dung nào?

Theo Điều 4 Thông tư 36/2018/TT-BLĐTBXH quy định về công tác chuẩn bị lấy ý kiến của trẻ em như sau:

Chuẩn bị lấy ý kiến của trẻ em
1. Xây dựng kế hoạch lấy ý kiến của trẻ em bao gồm:
a) Mục đích, yêu cầu;
b) Thời gian, địa điểm;
c) Đối tượng trẻ em tham gia lấy ý kiến;
d) Nội dung cần lấy ý kiến;
đ) Hình thức lấy ý kiến;
e) Kinh phí;
g) Phân công thực hiện.
2. Thuyết minh nội dung của văn bản đang soạn thảo; xây dựng bộ công cụ lấy ý kiến của trẻ em bảo đảm khoa học, ngắn gọn, đơn giản và phù hợp với hình thức lấy ý kiến của trẻ em.
3. Lựa chọn trẻ em tham gia lấy ý kiến bảo đảm đại diện vùng miền, dân tộc, độ tuổi, giới tính, tôn giáo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; phải lấy ý kiến của trẻ em hoặc đại diện nhóm trẻ em chịu sự tác động trực tiếp của văn bản phù hợp với mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em.
4. Tập huấn hoặc cung cấp thông tin cho người thực hiện lấy ý kiến của trẻ em về mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức lấy ý kiến.
5. Ban hành văn bản hướng dẫn hoặc đề nghị phối hợp thực hiện lấy ý kiến của trẻ em.
6. Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất phù hợp với hình thức lấy ý kiến của trẻ em.

Như vậy, trước khi tổ chức thực hiện lấy ý kiến của trẻ em, cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phải xây dựng được kế hoạch lấy ý kiến của trẻ em, kế hoạch cần đảm bảo đầy đủ các nội dung sau:

- Mục đích, yêu cầu của chính sách lấy ý kiến của trẻ em trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về trẻ em;

- Thời gian, địa điểm tổ chức công tác lấy ý kiến;

- Đối tượng trẻ em tham gia lấy ý kiến;

- Những nội dung cần lấy ý kiến của trẻ em;

- Hình thức lấy ý kiến của trẻ em

- Nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác triển khai lấy ý kiến;

- Phân công chuẩn bị, triển khai thực hiện công tác lấy ý kiến của trẻ cho cá nhân tổ chức có trách nhiệm.

Văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất là văn bản nào? Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm những gì?
Pháp luật
Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam thì nghị định sẽ do cơ quan nào ban hành?
Pháp luật
Có thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật khẩn cấp theo thủ tục rút gọn để giải quyết hậu quả lũ lụt gây ra được không?
Pháp luật
Pháp lệnh là gì? Khi xây dựng pháp lệnh cần lấy ý kiến của những cơ quan, tổ chức, cá nhân nào?
Pháp luật
Quy phạm pháp luật là gì? Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo điều gì theo quy định?
Pháp luật
Gửi, tiếp nhận, đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật ban hành theo thủ tục rút gọn do trường hợp khẩn cấp được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Công báo là gì? Những văn bản nào được đăng trên Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Pháp luật
Khi viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật thì phải ghi khoản trước rồi đến Điều hay phải ghi ngược lại?
Pháp luật
Từ ngày 01/1/2025 Luật Đường bộ 2024 chính thức có hiệu lực? Nguyên tắc hoạt động đường bộ ra sao?
Pháp luật
Thông tư 07/2024 bãi bỏ 14 Thông tư và Thông tư Liên tịch của Bộ Xây dựng từ ngày 15/10/2024 ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Văn bản quy phạm pháp luật
2,632 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Văn bản quy phạm pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Văn bản quy phạm pháp luật

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực Chứng khoán
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào