Công đoàn cơ sở có thể nhận ủy quyền của người lao động để khởi kiện tại Tòa án hay không? Những hành vi nào của Công đoàn bị nghiêm cấm?

Công đoàn cơ sở của tôi chỉ vừa được thành lập một thời gian thì không biết cần tuyên truyền những nội dung nào đến người lao động? Vừa rồi tôi công đoàn tôi có nhận được ủy quyền của người lao động để thực hiện khởi kiện tại Tòa án thì không biết việc đại diện này có thể thực hiện hay không?

Công đoàn cơ sở cần thực hiện tuyên truyền những nội dung nào đến với người lao động?

Căn cứ Điều 15 Luật Công đoàn 2012 quy định về tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động như sau:

Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động
1. Tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.
2. Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
3. Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Theo đó, những nội dung Công đoàn cơ sở cần thực hiện tuyên truyền đến người lao động gồm:

- Tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.

- Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

- Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Công đoàn cơ sở có thể nhận ủy quyền của người lao động để khởi kiện tại Tòa án hay không?

Căn cứ Điều 10 Luật Công đoàn 2012 quy định về đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động như sau:

Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
1. Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.
2. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể.
3. Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.
4. Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
5. Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.
6. Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.
7. Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.
8. Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền.
9. Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động.
10. Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Như vậy, trong trường hợp quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hay của cá nhân người lao động bị xâm phạm thì Công đoàn cơ sở có thể đại diện hay nhận ủy quyền của người lao động để khởi kiện tại Tòa án.

Ngoài việc đại diện cho người lao động khởi kiện tại Tòa án thì Công đoàn cơ sở còn có thể đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động.

Công đoàn cơ sở có thể nhận ủy quyền của người lao động để khởi kiện tai Tòa án hay không?

Công đoàn cơ sở có thể nhận ủy quyền của người lao động để khởi kiện tai Tòa án hay không? (Hình từ Internet)

Công đoàn cơ sở bị nghiêm cấm thực hiện những hành vi nào đối với người lao động?

Căn cứ Điều 9 Luật Công đoàn 2012 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền công đoàn.
2. Phân biệt đối xử hoặc có hành vi gây bất lợi đối với người lao động vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
3. Sử dụng biện pháp kinh tế hoặc biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức và hoạt động công đoàn.
4. Lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

Từ quy định trên thì Công đoàn cơ sở bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đối với người lao động:

- Cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền công đoàn.

- Phân biệt đối xử hoặc có hành vi gây bất lợi đối với người lao động vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

- Sử dụng biện pháp kinh tế hoặc biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức và hoạt động công đoàn.

- Lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

Công đoàn cơ sở
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn thực hiện hồ sơ kiểm tra công đoàn cơ sở năm học 2024 2025 của Ủy ban Kiểm tra Công đoàn ngành Giáo dục TP HCM?
Pháp luật
Chủ tịch công đoàn cơ sở vừa kiêm nhiệm chức vụ kế toán công đoàn thì có trái với quy định pháp luật không?
Pháp luật
Cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở có được trợ cấp thôi việc trong trường hợp chuyển công tác và không ký HĐLĐ không?
Pháp luật
Chi trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở của doanh nghiệp đi họp được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, ký kết hợp đồng với cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở là của ai?
Pháp luật
Chủ tịch công đoàn cơ sở vắng mặt thì có được phép ủy quyền ký văn bản cho thư ký công đoàn hay không?
Pháp luật
Thành lập công đoàn cơ sở của văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài được quy định như thế nào?
Pháp luật
Xây dựng thang bảng lương có cần xin ý kiến công đoàn không? Xây dựng thang bảng lương khi không có công đoàn cơ sở thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Trưởng phòng nhân sự có được tham gia vào các vị trí phó chủ tịch của ban chấp hành công đoàn cơ sở không?
Pháp luật
Công đoàn cơ sở của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không? Nếu được thì đơn phải có những nội dung nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công đoàn cơ sở
921 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công đoàn cơ sở

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công đoàn cơ sở

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào