Công chức ngoại tình có bị buộc thôi việc hay không? 5 trường hợp công chức sẽ bị buộc thôi việc?
Buộc thôi việc đối với công chức là gì?
Theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008, buộc thôi việc là hình thức xử lí kỉ luật nặng nhất đối với cán bộ, công chức.
Người có thẩm quyền ra quyết định không cho cán bộ, công chức tiếp tục làm việc trong cơ quan nhà nước do vi phạm kỉ luật, do cố ý hay thiếu tinh thần trách nhiệm.
Công chức ngoại tình có bị buộc thôi việc hay không? (Hình từ Inetrnet)
Công chức ngoại tình có bị buộc thôi việc hay không?
Hiện tại pháp luật hiện hành chưa có định nghĩa rõ ràng thế nào là ngoại tình.
Về mặt ngữ nghĩa có thể cắt nghĩa cụm từ "ngoại tình" như sau, "ngoại" có nghĩa là bên ngoài, "tình" có nghĩa là tình yêu, mối quan hệ tình cảm về mặt nam nữ.
Đồng thời dựa trên những hành vi bị cấm để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
...
2. Cấm các hành vi sau đây:
...
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
...
Theo đó, có thể hiểu ngoại tình là hành vi của một người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
Hành vi ngoại tình đã vi phạm một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam là hôn nhân một vợ, một chồng (được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 nêu rõ nghĩa vụ của công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân như sau:
Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân
...
4. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Theo quy định trên, ngoại tình là một hành vi vi phạm pháp luật và việc công chức ngoại tình đã đi ngược lại với nghĩa vụ của một người công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP) như sau:
Các hành vi bị xử lý kỷ luật
1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật khi thi hành công vụ hoặc có hành vi vi phạm khác liên quan đến hoạt động công vụ bị xử lý kỷ luật về đảng, đoàn thể thì bị xem xét xử lý kỷ luật hành chính.
2. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Đồng thời, các hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức được quy định tại Mục 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:
- Khiển trách: Vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng.
- Cảnh cáo: Đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng.
- Hạ bậc lương: Đã bị cảnh cáo mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng.
- Giáng chức: Đã bị cảnh cáo mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng.
- Cách chức: Công chức đã bị giáng chức mà tái phạm; đã bị cảnh cáo mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức bị buộc thôi việc, người vi phạm cũng tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
- Buộc thôi việc: Đã bị cách chức hoặc hạ bậc lương mà tái phạm; vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy, công chức nếu ngoại tình có thể bị xử lý kỷ luật nặng nhất là buộc thôi việc.
Thực hiện những hành vi nào công chức sẽ bị buộc thôi việc?
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 13 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm;
(2) Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP;
(3) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
(4) Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền;
(5) Ngoài quy định tại mục 1, mục 2, mục 3 và mục 4 trên đây, hình thức kỷ luật buộc thôi việc còn được áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.