Cố ý phá hoại công trình phòng, chống thiên tai có bị phạt không? Công trình phòng, chống thiên tai được quy định như thế nào?

Xin chào, tôi muốn hỏi về việc có người cố ý phá hoại công trình phòng, chống thiên tai thì có bị phạt không? Theo như quy định thì công trình phòng, chống thiên tai được quy định như thế nào? Do chỗ tôi ở có một người đàn ông cố tình phá hủy, dùng búa đập phá công trình được Nhà nước xây lên để ngăn ngừa lũ lụt. Xin hỏi hành vi này bị phạt như thế nào?

Công trình phòng, chống thiên tai được quy định như thế nào?

Tại Điều 20 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định xây dựng và bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai và công trình kết hợp phòng, chống thiên tai như sau:

- Việc xây dựng công trình phòng, chống thiên tai phải tuân thủ quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, đặc biệt đối với việc xây dựng, nâng cấp và mở rộng mạng lưới đài, trạm quan trắc khí tượng, thủy văn, hải văn, địa chấn, trạm thu nhận thông tin cảnh báo sớm về mưa, bão, lũ, động đất, sóng thần.

- Việc xây dựng và nâng cấp trường học, trạm y tế, trụ sở công, nhà văn hóa cộng đồng và công trình công cộng khác ở khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai phải tính đến nhu cầu kết hợp sử dụng làm địa điểm sơ tán dân khi có thiên tai.

- Trách nhiệm xây dựng và bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai được quy định như sau:

+ Chính phủ phân công và phân cấp việc đầu tư xây dựng công trình phòng, chống thiên tai bảo đảm tính hiệu quả và thống nhất; Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án quốc gia xây dựng hệ thống công trình phòng, chống thiên tai; bố trí đủ nguồn lực để thực hiện chương trình, đề án, dự án;

+ Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng công trình phòng, chống thiên tai theo phân công, phân cấp của Chính phủ; quản lý việc đầu tư xây dựng công trình phòng, chống thiên tai thuộc thẩm quyền;

+ Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức quản lý bảo vệ, duy tu, bảo dưỡng và vận hành công trình phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý bảo đảm an toàn và hiệu quả;

+ Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai.

Cố ý phá hoại công trình phòng, chống thiên tai bị phạt không?

Cố ý phá hoại công trình phòng, chống thiên tai bị phạt như thế nào?

Cố ý phá hoại công trình phòng, chống thiên tai có bị phạt không?

Căn cứ Điều 9 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình phòng, chống thiên tai như sau:

(1) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hỏng công trình kè, công trình chống sạt lở, công trình chống sụt lún đất, công trình chống lũ quét, công trình cảnh báo thiên tai gây thiệt hại dưới 100.000.000 đồng.

(2) Phạt tiền đối với hành vi xây dựng công trình xâm phạm công trình kè, công trình chống sạt lở, công trình chống sụt lún đất, công trình chống lũ quét, công trình cảnh báo thiên tai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình với diện tích dưới 05 m2;

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình với diện tích từ 05 m2 đến dưới 10 m2;

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình với diện tích từ 10 m2 đến dưới 20 m2;

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình với diện tích từ 20 m2 đến dưới 30 m2;

+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình với diện tích từ 30 m2 trở lên.

Như vậy, theo như trường hợp của anh/chị thì người cố ý dùng búa phá hoại công trình phòng, chống thiên tai của Nhà nước gây thiệt hại dưới 100.000.000 sẽ bị phạt và theo khoản 1 Điều này thì mức phạt tiền từ 30.000.000 đến 50.000.000 đồng.

Lưu ý: tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định mức phạt này là mức phạt đối với cá nhân. Đối với tổ chức thì mức phạt bằng 02 lần mức phạt của cá nhân.

Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả

Theo khoản 3 và khoản 4 Điều 9 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định mức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

"3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này."

Như vậy, trường hợp trên thì người đàn ông đó ngoài bị phạt hành chính về tiền, thì sẽ bị tịch thu tang vật và buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi cố ý phá hủy trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,100 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào