Cơ sở công nghiệp nông thôn nhận được giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thì trong thời hạn của giấy chứng nhận thì có các quyền lợi như thế nào?
- Cơ sở công nghiệp nông thôn nhận được giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thì trong thời hạn của giấy chứng nhận có các quyền lợi như thế nào?
- Cơ sở công nghiệp nông thôn nhận được giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trong thời hạn giấy chứng nhận thì phải có trách nhiệm như thế nào?
- Cục Công Thương địa phương có trách nhiệm như thế nào về bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu?
Cơ sở công nghiệp nông thôn nhận được giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thì trong thời hạn của giấy chứng nhận có các quyền lợi như thế nào?
Căn cứ tại Điều 21 Thông tư 26/2014/TT-BCT, được sửa đổi bởi khoản 11, khoản 12 Điều 1 Thông tư 14/2018/TT-BCT, có quy định về quyền lợi như sau:
Quyền lợi
Trong thời hạn của Giấy chứng nhận, cơ sở công nghiệp nông thôn được hưởng các quyền lợi:
1. Được phép in hoặc dán nhãn Logo của Chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trên sản phẩm hoặc bao bì của sản phẩm được công nhận.
2. Được tặng thưởng bằng tiền mặt từ nguồn kinh phí khuyến công và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).
a) Mức thưởng bằng tiền từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia cho cơ sở công nghiệp nông thôn có sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực, cấp quốc gia theo quy định tại Điểm g, Khoản 2, Điều 6 Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT/BTC-BCT;
b) Mức thưởng bằng tiền từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương cho cơ sở công nghiệp nông thôn có sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện, cấp tỉnh theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Được cung cấp thông tin, tư vấn hướng dẫn tiếp cận các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước; tư vấn lập dự án đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.
4. Được ưu tiên xét hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương để: Đào tạo nghề, truyền nghề; nâng cao năng lực quản lý; xây dựng chiến lược kinh doanh, marketing; xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sản phẩm; tham gia các hội chợ, triển lãm, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm; xây dựng, đăng ký nhãn hiệu; xây dựng trang thông tin điện tử (website) của cơ sở và các nội dung ưu tiên, hỗ trợ khác để phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu được quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP5. Được đăng tải thông tin giới thiệu về sản phẩm trên các phương tiện thông tin ở địa phương và Trung ương, cụ thể:
a) Ở địa phương: Được đăng thông tin giới thiệu về sản phẩn trên các phương tiện truyền thông như: Bản tin Công Thương địa phương; Trang thông tin điện tử của Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và các phương tiện truyền thông khác của tỉnh, thành phố theo quy định;
b) Ở Trung ương: Được đăng thông tin giới thiệu về sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trên các phương tiện truyền thông như: Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương, Trang thông tin điện tử của Cục Công Thương địa phương và các phương tiện truyền thông khác theo quy định.
Theo đó, Cơ sở công nghiệp nông thôn nhận được giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thì trong thời hạn của giấy chứng nhận được hưởng các quyền lợi được quy định như trên.
Cơ sở công nghiệp nông thôn (Hình từ Internet)
Cơ sở công nghiệp nông thôn nhận được giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trong thời hạn giấy chứng nhận thì phải có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 22 Thông tư 26/2014/TT-BCT, có quy định về trách nhiệm như sau:
Trách nhiệm
Trong thời hạn của Giấy chứng nhận, cơ sở công nghiệp nông thôn có sản phẩm được cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm:
1. Sản xuất và phát triển sản phẩm được công nhận với tiêu chuẩn chất lượng mà cơ sở đã cam kết tại hồ sơ đăng ký tham gia bình chọn.
2. Định kỳ hàng năm, báo cáo Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tham gia bình chọn về kết quả hỗ trợ từ khuyến công, các chính sách của Nhà nước và tình hình sản xuất kinh doanh của cơ sở.
3. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan lập hồ sơ theo quy định để được hỗ trợ từ khuyến công, các nguồn kinh phí khác và các ưu đãi hỗ trợ khác của nhà nước cho đầu tư phát triển sản phẩm.
4. Phối hợp với Hội đồng bình chọn giải quyết các khiếu nại liên quan đến kết quả bình chọn sản phẩm của cơ sở (nếu có).
Theo đó, Cơ sở công nghiệp nông thôn nhận được giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trong thời hạn giấy chứng nhận thì phải có trách nhiệm như sau:
- Sản xuất và phát triển sản phẩm được công nhận với tiêu chuẩn chất lượng mà cơ sở đã cam kết tại hồ sơ đăng ký tham gia bình chọn;
- Định kỳ hàng năm, báo cáo Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tham gia bình chọn về kết quả hỗ trợ từ khuyến công, các chính sách của Nhà nước và tình hình sản xuất kinh doanh của cơ sở.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan lập hồ sơ theo quy định để được hỗ trợ từ khuyến công, các nguồn kinh phí khác và các ưu đãi hỗ trợ khác của nhà nước cho đầu tư phát triển sản phẩm.
- Phối hợp với Hội đồng bình chọn giải quyết các khiếu nại liên quan đến kết quả bình chọn sản phẩm của cơ sở (nếu có).
Cục Công Thương địa phương có trách nhiệm như thế nào về bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 23 Thông tư 26/2014/TT-BCT được sửa đổi bởi khoản 13 và khoản 14 Điều 1 và khoản 2 Điều 2 Thông tư 14/2018/TT-BCT, có quy định như sau:
Trách nhiệm thực hiện
1. Trách nhiệm của Cục Công nghiệp địa phương, Bộ Công Thương
a) Cục Công Thương địa phươnglà cơ quan thường trực giúp Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện Thông tư này;
b) Xây dựng kế hoạch tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt và tổ chức thực hiện;
c) Quyết định thành lập hoặc trình Bộ trưởng Bộ Công Thương thành lập Hội đồng bình chọn và phê duyệt quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực, cấp quốc gia theo quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10 Thông tư này;
d) Định kỳ tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương kết quả bình chọn và hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trên phạm vi cả nước.
đ) Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; tập hợp, quản lý và hướng dẫn các địa phương khai thác, sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu về sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.
...
Theo đó, thì Cục Công Thương địa phương có trách nhiệm về bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu như sau:
- Xây dựng kế hoạch tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt và tổ chức thực hiện;
- Quyết định thành lập hoặc trình Bộ trưởng Bộ Công Thương thành lập Hội đồng bình chọn và phê duyệt quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực, cấp quốc gia theo quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10 Thông tư 26/2014/TT-BCT;
- Định kỳ tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương kết quả bình chọn và hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trên phạm vi cả nước;
-Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; tập hợp, quản lý và hướng dẫn các địa phương khai thác, sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu về sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.