Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật?

Hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào? Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật? câu hỏi của chị Bích (Hà Nội).

Hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Tại khoản 1 Điều 4 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 có quy định về hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước như sau:

Hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước
1. Hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

Theo đó, việc hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước phải được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

- Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ;

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,;

- Bình đẳng và cùng có lợi.

Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật?

Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật? (hình từ Internet)

Hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước bao gồm những nội dung gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định như sau:

Hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước
...
2. Nội dung hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước bao gồm:
a) Ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước;
c) Đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ bí mật nhà nước;
d) Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
đ) Hoạt động hợp tác quốc tế khác về bảo vệ bí mật nhà nước.

Đối chiếu với quy định này thì nội dung hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước bao gồm:

- Ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước;

- Thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước;

- Đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ bí mật nhà nước;

- Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;

- Hoạt động hợp tác quốc tế khác về bảo vệ bí mật nhà nước.

Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước?

Tại Điều 24 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định về trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức như sau:

Trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng, đề xuất chủ trương, chính sách, kế hoạch và phương án bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Chủ trì xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; hướng dẫn thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước;
c) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức bảo vệ bí mật nhà nước;
d) Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
đ) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
e) Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước theo phân công của Chính phủ;
g) Quy định mẫu dấu chỉ độ mật, văn bản xác định độ mật, hình thức khác chỉ độ mật và mẫu giấy tờ về bảo vệ bí mật nhà nước.
...

Theo đó, trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước thuộc về Bộ Công an theo sự phân công của Chính phủ.

Cũng theo quy định này thì Bộ Công an có các trách nhiệm sau liên quan đến bảo vệ bí mật nhà nước:

- Xây dựng, đề xuất chủ trương, chính sách, kế hoạch và phương án bảo vệ bí mật nhà nước;

- Chủ trì xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; hướng dẫn thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước;

- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức bảo vệ bí mật nhà nước;

- Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;

- Quy định mẫu dấu chỉ độ mật, văn bản xác định độ mật, hình thức khác chỉ độ mật và mẫu giấy tờ về bảo vệ bí mật nhà nước.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
979 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào