Có phải chi trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thử việc bị tai nạn lao động?
- Công ty có phải chi trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động thử việc bị tai nạn lao động?
- Người lao động thử việc có phải đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không?
- Người lao động thử việc gặp tai nạn lao động thì người sử dụng lao động có được chấm dứt hợp đồng thử việc hay không?
Công ty có phải chi trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động thử việc bị tai nạn lao động?
Căn cứ khoản 4 Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 cũng quy định trường hợp người sử dụng lao động phải chi trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động khi:
Điều 39. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động
...
4. Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 38 của Luật này, người sử dụng lao động phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất thì thực hiện theo yêu cầu của người lao động."
Như vậy quy định này chỉ áp dụng đối với trường hợp người lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm cho họ.
Có phải chi trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thử việc bị tai nạn lao động? (Hình từ Internet)
Người lao động thử việc có phải đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không?
Căn cứ khỏan 1 Điều 2 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định các đối tượng là người lao động phải tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc như sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc (sau đây gọi tắt là người lao động), bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
c) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên và người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. Không bao gồm người lao động là người giúp việc gia đình;
e) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương."
Theo đó thì người lao động sẽ phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên và người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
Theo quy định tại Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 về thử việc như sau:
"Điều 24. Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng."
Như vậy đối với thử việc đang làm việc theo hợp đồng thử việc thì không phải đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Vì đây không phải là hợp đồng lao động.
Do đó khi thử việc bị tai nạn lao động thì người sử dụng lao động không phải chi trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động.
Người lao động thử việc gặp tai nạn lao động thì người sử dụng lao động có được chấm dứt hợp đồng thử việc hay không?
Tại Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
"Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường."
Như vậy đối với trường hợp của bạn đang trong thời gian thử việc thì công ty có quyền cho bạn nghỉ việc mà không cần báo trước cũng như không phải bồi thường.
Tải về mẫu hợp đồng thử việc mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.