Có được phép ủy quyền thế chấp tài sản cho vợ khi đang ở nước ngoài trong thời gian thế chấp không?
Có được phép ủy quyền thế chấp tài sản cho vợ khi đang ở nước ngoài trong thời gian thế chấp không?
Về vấn đề của anh, việc ủy quyền là hoàn toàn có thể tiến hành được, Luật không cấm hay hạn chế vấn đề này. Tại Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 có nêu:
Đại diện theo ủy quyền
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
Và Điều 139 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện
1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.
2. Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.
3. Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.
Theo đó, anh có thể lập văn bản ủy quyền cho vợ, tốt nhất là nên đi công chứng, chứng thực để tiến hành.
Anh có thể liên hệ trước với ngân hàng để thông báo về vấn đề này để thuận tiện hơn trong quá trình thực hiện. Giao dịch do vợ anh thực hiện trong phạm vi ủy quyền từ anh vẫn có giá trị pháp lý.
Ủy quyền thế chấp tài sản (Hình từ Internet)
Thời hạn đại diện theo ủy quyền thế chấp tài sản là bao lâu?
Thời hạn đại diện theo ủy quyền được quy định tại Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Thời hạn đại diện
1. Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hạn đại diện được xác định như sau:
a) Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;
b) Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.
...
Theo đó, thời hạn đại diện ủy quyền thế chấp tài sản được xác định theo văn bản ủy quyền của anh ủy quyền cho vợ.
Nếu trong giấy ủy quyền không thể hiện thời hạn thì thời hạn ủy quyền được xác định như sau:
- Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;
- Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.
Ủy quyền thế chấp tài sản cho vợ được chấm dứt khi nào?
Ủy quyền thế chấp tài sản cho vợ được chấm nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Thời hạn đại diện
...
3. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Theo thỏa thuận;
b) Thời hạn ủy quyền đã hết;
c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;
g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
4. Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
b) Người được đại diện là cá nhân chết;
c) Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
d) Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
Theo đó, ủy quyền thế chấp tài sản cho vợ được chấm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Theo thỏa thuận;
- Thời hạn ủy quyền đã hết;
- Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
- Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
- Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
- Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;
- Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.