Có được hỗ trợ phí đóng bảo hiểm nông nghiệp đối với công ty về trồng và chăm sóc cây cao su ở Kon Tum không?
- Có được hỗ trợ phí đóng bảo hiểm nông nghiệp đối với công ty về trồng và chăm sóc cây cao su ở Kon Tum không?
- Công ty trồng và chăm sóc cây cao su ở Kon Tum được hỗ trợ phí đóng bảo hiểm nông nghiệp thì được giảm phí trực tiếp khi mua bảo hiểm đúng không?
- Bảo hiểm nông nghiệp và chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp được thực hiện dựa vào những nguyên tắc nào?
Có được hỗ trợ phí đóng bảo hiểm nông nghiệp đối với công ty về trồng và chăm sóc cây cao su ở Kon Tum không?
Có được hỗ trợ phí đóng bảo hiểm nông nghiệp đối với công ty về trồng và chăm sóc cây cao su ở Kon Tum không, thì căn cứ theo Điều 2 Quyết định 13/2022/QĐ-TTg như sau:
Đối tượng áp dụng
Quyết định này áp dụng đối với:
1. Tổ chức, cá nhân trồng lúa, cao su, hồ tiêu, điều, cà phê; chăn nuôi trâu, bò, lợn và nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp.
...
Và theo Điều 3 Quyết định 13/2022/QĐ-TTg có quy định như sau:
Đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp
1. Cây trồng: Lúa, cao su, hồ tiêu, điều, cà phê.
2. Vật nuôi: Trâu, bò, lợn.
3. Nuôi trồng thủy sản: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra.
Và Điều 6 Quyết định 13/2022/QĐ-TTg như sau:
Địa bàn được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp
1. Đối với cây trồng:
...
b) Đối với cây cao su, tại các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai.
...
Như vậy, trong trường hợp này doanh nghiệp của mình thực hiện trồng và chăm sóc cây cao su ở tỉnh Kon Tum thuộc đối tượng được nhận chính sách hỗ trợ về phí bảo hiểm nông nghiệp.
Tuy khi doanh nghiệp mua bảo hiểm cho vườn cây cao su để được nhận hỗ trợ phí mua bảo hiểm thì doanh nghiệp bắt buộc phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại khoản 3 Điều 4 Quyết định 13/2022/QĐ-TTg như sau:
(1) Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp
(2) Có hợp đồng liên kết gắn với sản phẩm nông nghiệp là các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp
(3) Có sản phẩm nông nghiệp là các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp được chứng nhận đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền hoặc được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định pháp luật về tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Bảo hiểm nông nghiệp (Hình từ Internet)
Công ty trồng và chăm sóc cây cao su ở Kon Tum được hỗ trợ phí đóng bảo hiểm nông nghiệp thì được giảm phí trực tiếp khi mua bảo hiểm đúng không?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 58/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục phê duyệt đối tượng được hỗ trợ
1. Hồ sơ đề nghị phê duyệt đối tượng được hỗ trợ gồm các tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị xem xét, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Bản kê khai về cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
c) Tài liệu chứng minh thuộc đối tượng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp đối với trường hợp đối tượng được hỗ trợ là tổ chức sản xuất nông nghiệp.
...
2. Trình tự, thủ tục phê duyệt đối tượng được hỗ trợ
a) Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, công bố của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về địa bàn được hỗ trợ theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định này, tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp lập hồ sơ đề nghị phê duyệt đối tượng được hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều này và gửi (trực tiếp hoặc theo đường bưu điện) đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất nông nghiệp.
...
Và Điều 25 Nghị định 58/2018/NĐ-CP như sau:
Phương thức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp
Việc hỗ trợ phí bảo hiểm được thực hiện thông qua doanh nghiệp bảo hiểm theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 26 Nghị định này khi đã thực hiện giao kết hợp đồng bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm đã phát sinh trách nhiệm bảo hiểm.
Như vậy, trong trường hợp này đầu tiên doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt đối tượng được hỗ trợ sau khi hồ sơ được xét duyệt thì trong quá trình doanh nghiệp mua bảo hiểm này phía công ty bảo hiểm sẽ trực tiếp giảm trừ chi phí được hỗ trợ cho mình luôn anh nha.
Bảo hiểm nông nghiệp và chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp được thực hiện dựa vào những nguyên tắc nào?
Bảo hiểm nông nghiệp và chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp được thực hiện dựa vào những nguyên tắc được quy định tại Điều 5 Nghị định 58/2018/NĐ-CP như sau:
(1) Bảo hiểm nông nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận, không giới hạn tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm và phạm vi địa bàn.
(2) Chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp được thực hiện phù hợp với khả năng cân đối ngân sách trong từng thời kỳ, thông qua việc hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp cho một số tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp, đối tượng bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm và trong phạm vi địa bàn nhất định nhằm thực hiện chính sách an sinh xã hội và thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.