Có được gia nhập tổ chức công đoàn đối với người lao động có quốc tịch nước ngoài làm việc tại Việt Nam không?

Cho tôi hỏi, công ty tôi có khoảng 10 người lao động có quốc tịch nước ngoài vậy những lao động này có được kết nạp vào tổ chức công đoàn của công ty không? Nếu được thì thủ tục có khác gì so với người Việt Nam không? Mong được giải đáp thắc mắc sớm nhất, xin cảm ơn!

Có được gia nhập tổ chức công đoàn đối với người lao động có quốc tịch nước ngoài làm việc tại Việt Nam không?

Căn cứ theo tiểu mục 3.2 Mục 3 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định về đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam như sau:

"3. Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam theo Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam
[...] 3.2. Đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam
a. Người nước ngoài lao động tại Việt Nam;
b. Người lao động làm công tác quản lý trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, bao gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại điều lệ công ty;
c. Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
d. Xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp;
đ. Người đang trong thời gian chấp hành các hình phạt tù theo quyết định của tòa án; [...]"

Như vậy, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ không được kết nạp vào tổ chức công đoàn.

Công đoàn

Công đoàn (Hình từ Internet)

Những trường hợp nào bắt buộc phải sử dụng Huy hiệu Công đoàn?

Căn cứ theo tiểu mục 1.2 Mục 1 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định về đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam như sau:

"1. Hướng dẫn sử dụng Huy hiệu Công đoàn Việt Nam
1.1. Huy hiệu Công đoàn Việt Nam (sau đây gọi tắt là Huy hiệu Công đoàn) được sử dụng thống nhất trong hoạt động của công đoàn các cấp, đúng màu sắc, bố cục như Huy hiệu in trên Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn có hướng dẫn riêng về quy chuẩn màu sắc của Huy hiệu Công đoàn.
1.2. Những trường hợp bắt buộc sử dụng Huy hiệu Công đoàn gồm:
a. Đại hội, hội nghị công đoàn các cấp;
b. Lễ kết nạp đoàn viên, lễ thành lập tổ chức công đoàn, lễ kỷ niệm ngày truyền thống của tổ chức Công đoàn Việt Nam;
c. Trụ sở hoặc nơi làm việc của công đoàn các cấp. Trường hợp không có trụ sở thì treo tại phòng làm việc của chủ tịch công đoàn;
d. Văn kiện in thành sách của công đoàn các cấp;
đ. Thẻ đoàn viên công đoàn;
e. Các công trình, sản phẩm, trang phục nhận diện Công đoàn Việt Nam."

Bài hát truyền thống của Công đoàn Việt Nam là bài nào?

Căn cứ theo Mục 2 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định về đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam như sau:

"2. Bài hát truyền thống của Công đoàn Việt Nam
2.1. Tên bài hát: “Hãy hát lên bài ca công đoàn”, nhạc và lời của nhạc sỹ Lê Tú Anh (có khuông nhạc và lời kèm theo).
2.2. Bài hát được cử hành sau Quốc ca tại các nghi lễ chào cờ của đại hội, hội nghị và các hoạt động khác của công đoàn các cấp."

Như vậy bài hát truyền thống của Công đoàn Việt Nam là bài “Hãy hát lên bài ca công đoàn”.

Sử dụng thẻ đoàn viên công đoàn và thủ tục chuyển sinh hoạt công đoàn được quy định như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 4.2, tiểu mục 4.4 Mục 4 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định về đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam như sau:

"4. Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam và chuyển sinh hoạt công đoàn theo Điều 3
[...] 4.2. Sử dụng thẻ đoàn viên công đoàn trong các trường hợp sau:
a. Biểu quyết tại đại hội, hội nghị của tổ chức công đoàn khi cần thiết.
b. Xuất trình thẻ đoàn viên khi: Chuyển sinh hoạt công đoàn; tham gia các hoạt động do công đoàn tổ chức (khi có yêu cầu); cần tư vấn, giúp đỡ của công đoàn các cấp.
c. Xuất trình thẻ đoàn viên với công đoàn cấp trên để được tham gia sinh hoạt tạm thời khi nơi làm việc chưa có tổ chức công đoàn, tổ chức công đoàn nơi làm việc bị giải thể hoặc trong thời gian nghỉ việc do chấm dứt hợp đồng lao động chưa tìm được việc làm.
d. Sử dụng thẻ đoàn viên để được hưởng ưu đãi khi sử dụng dịch vụ từ các thiết chế công đoàn, các hình thức liên kết, hợp tác khác của công đoàn.
[...] 4.4. Thủ tục chuyển sinh hoạt công đoàn
a. Khi chuyển nơi làm việc, đoàn viên xuất trình thẻ để được sinh hoạt công đoàn tại nơi đến. Trường hợp đoàn viên chưa được cấp thẻ, công đoàn cơ sở nơi đoàn viên công đoàn chuyển đi có trách nhiệm cấp giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt công đoàn cho đoàn viên.
b. Trường hợp nơi đoàn viên làm việc chưa có tổ chức công đoàn thì đoàn viên liên hệ với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi gần nhất theo địa giới hành chính để được hướng dẫn, giúp đỡ tiếp tục sinh hoạt công đoàn."
Công đoàn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có được gia nhập tổ chức công đoàn đối với người lao động có quốc tịch nước ngoài làm việc tại Việt Nam không?
Pháp luật
Tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách tại cơ sở được quy định như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện tham gia ban chấp hành công đoàn trong đơn vị sự nghiệp hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cán bộ công đoàn không chuyên trách có được sử dụng thời gian trong giờ làm việc để hoạt động công đoàn không?
Pháp luật
Giám đốc có được quyền bắt buộc công đoàn cung cấp thông tin về chi tiêu/quỹ của công đoàn hay không?
Pháp luật
Công đoàn có phải thực hiện chế độ thăm hỏi đối với người thân của người lao động là đoàn viên không?
Pháp luật
Công ty có bắt buộc phải thành lập công đoàn không? Công ty không thành lập công đoàn có cần phải đóng kinh phí công đoàn?
Pháp luật
Quyền công đoàn là gì? Việc tổ chức và hoạt động công đoàn cần đảm bảo các nguyên tắc như thế nào?
Pháp luật
Đối tượng nào không được kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam? Đoàn viên được hưởng những quyền lợi gì khi tham gia Công đoàn?
Pháp luật
Đoàn viên chuyển sinh hoạt công đoàn có cần phải thông báo không? Thủ tục chuyển sinh hoạt công đoàn như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công đoàn
3,200 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công đoàn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công đoàn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào