Có được dùng máy đo nồng độ cồn tự mua để đối chứng với kết quả kiểm tra nồng độ cồn của cảnh sát giao thông hay không?
- Có nồng độ cồn bao nhiêu mg/l khí thở thì bị nghiêm cấm điều khiển xe mô tô?
- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của cảnh sát giao thông, người điều khiển xe mô tô có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Có được dùng máy đo nồng độ cồn tự mua để đối chứng với kết quả kiểm tra nồng độ cồn của cảnh sát giao thông hay không?
Có nồng độ cồn bao nhiêu mg/l khí thở thì bị nghiêm cấm điều khiển xe mô tô?
Quy định về nồng độ cồn tại khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019) như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
...
8. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
...
Theo đó, pháp luật nghiêm cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Có được dùng máy đo nồng độ cồn tự mua để đối chứng với kết quả kiểm tra nồng độ cồn của cảnh sát giao thông hay không? (Hình từ Internet)
Không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của cảnh sát giao thông, người điều khiển xe mô tô có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của cảnh sát giao thông được quy định tại điểm g khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;
đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
g) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
h) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
i) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
...
Theo đó, người điều khiển xe mô tô có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng theo quy định tại điểm g khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Có được dùng máy đo nồng độ cồn tự mua để đối chứng với kết quả kiểm tra nồng độ cồn của cảnh sát giao thông hay không?
Quyền cung cấp dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật trong xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 135/2021/NĐ-CP như sau:
Cung cấp dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật
...
2. Quyền của cá nhân, tổ chức cung cấp dữ liệu:
a) Cung cấp dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật cho cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền thuộc các lực lượng quy định tại Điều 18 Nghị định này;
b) Bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
c) Yêu cầu cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền thông báo kết quả xác minh, xử lý dữ liệu đã cung cấp.
...
Theo đó, cá nhân có quyền cung cấp dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật cho cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền thuộc các lực lượng quy định tại Điều 18 Nghị định 135/2021/NĐ-CP;
Như vậy, cá nhân có thể dùng máy đo nồng độ cồn tự mua để đối chứng với kết quả kiểm tra nồng độ cồn của cảnh sát giao thông tuy nhiên thông tin cung cấp cho cảnh sát giao thông phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 135/2021/NĐ-CP mới được sử dụng làm căn cứ xác minh hành vi vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính:
- Thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;
- Không xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức theo quy định của pháp luật;
- Phản ánh khách quan, chính xác, trung thực về hành vi vi phạm, thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm;
- Đáp ứng yêu cầu về thời hạn sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 135/2021/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 135/2021/NĐ-CP như sau:
Cung cấp dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật
...
3. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cung cấp dữ liệu:
a) Cung cấp thông tin về họ tên, địa chỉ, phương thức liên lạc trong trường hợp cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền thuộc các lực lượng quy định tại Điều 18 Nghị định này cần liên hệ;
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực, nguyên vẹn của dữ liệu đã cung cấp;
c) Hợp tác với người có thẩm quyền giải quyết khi được yêu cầu.
Theo đó, khi dùng máy đo nồng độ cồn tự mua để đối chứng với kết quả kiểm tra nồng độ cồn của cảnh sát giao thông, cá nhân phải có trách nhiệm:
- Cung cấp thông tin về họ tên, địa chỉ, phương thức liên lạc trong trường hợp cảnh sát giao thông hoặc cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền cần liên hệ;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực, nguyên vẹn của dữ liệu đã cung cấp;
- Hợp tác với cảnh sát giao thông và người có thẩm quyền giải quyết khi được yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.