Có được điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất khi điều kiện mặt bằng không cho phép thi công một số hạng mục không?

Có được điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất khi điều kiện mặt bằng không cho phép thi công một số hạng mục không? Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất gồm những giấy tờ nào?

Có được điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất khi điều kiện mặt bằng không cho phép thi công một số hạng mục không?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Điều chỉnh giấy phép
1. Các trường hợp điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất:
a) Điều kiện mặt bằng không cho phép thi công một số hạng mục thăm dò;
b) Tăng quy mô lưu lượng thăm dò nhưng không vượt quá 25% theo giấy phép đã được cấp hoặc thay đổi tầng chứa nước thăm dò;
c) Chủ giấy phép đề nghị điều chỉnh nội dung khác của giấy phép.
2. Các trường hợp điều chỉnh giấy phép khai thác tài nguyên nước:
a) Nguồn nước không bảo đảm việc cung cấp nước bình thường;
b) Nhu cầu khai thác nước tăng mà chưa có biện pháp xử lý, bổ sung nguồn nước;
c) Điều chỉnh công suất lắp máy hoặc lưu lượng khai thác của công trình thủy điện nhưng không vượt quá 25% theo quy định trong giấy phép đã được cấp;
d) Điều chỉnh lưu lượng khai thác của công trình khác điểm c khoản này nhưng không vượt quá 25% theo quy định trong giấy phép đã được cấp;
đ) Có sự thay đổi về mục đích khai thác nước theo quy định của giấy phép được cấp trước đó;
e) Có sự thay đổi về chế độ khai thác của công trình;
g) Bổ sung thêm giếng nhưng lưu lượng khai thác của công trình không vượt quá 25% theo quy định trong giấy phép đã được cấp.
Chủ giấy phép phải có phương án thiết kế, thi công giếng, dự kiến tác động của việc khai thác nước đến nguồn nước và đến các đối tượng khai thác, sử dụng nước khác và được cơ quan thẩm định quy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định này chấp thuận bằng văn bản trước khi thi công. Trong thời hạn 30 ngày sau khi hoàn thành việc thi công giếng, chủ công trình phải nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép theo quy định;
h) Trường hợp khoan giếng mới tương tự để thay thế giếng cũ bị hỏng, suy thoái hoặc bị giải tỏa với thông số khai thác không thay đổi thì không phải thực hiện thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy phép nhưng phải được cơ quan thẩm định quy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định này xem xét, chấp thuận phương án khoan giếng thay thế và xác nhận bằng văn bản sau khi hoàn thành việc khoan thay thế. Văn bản xác nhận là thành phần không thể tách rời của giấy phép khai thác nước dưới đất đã được cấp. Số lượng giếng thay thế không được vượt quá 50% tổng số lượng giếng theo giấy phép đã được cấp. Khoảng cách giếng thay thế không được vượt quá 1,5 lần chiều dày tầng chứa nước khai thác tại giếng đó, trường hợp vượt quá thì phải thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép;
...

Như vậy, trong trường hợp mà điều kiện mặt bằng không cho phép thi công một số hạng mục thăm dò thì chủ giấy phép sẽ được đề nghị điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất.

Có được điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất khi điều kiện mặt bằng không cho phép thi công một số hạng mục không?

Có được điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất khi điều kiện mặt bằng không cho phép thi công một số hạng mục không? (Hình từ Internet)

Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất gồm những giấy tờ nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 200 m³/ngày đêm trở lên; thiết kế giếng thăm dò đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m³/ngày đêm.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh nội dung giấy phép;
b) Báo cáo tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép.
3. Mẫu đơn, nội dung đề án, báo cáo được lập theo Mẫu 01, Mẫu 02, Mẫu 35, Mẫu 36 và Mẫu 37 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.

Như vậy, hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất; Tải

- Báo cáo tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép.

Việc tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đối với việc điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định về việc tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ như sau:

- Tổ chức, cá nhân đề nghị điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa hoặc thông qua dịch vụ bưu chính viễn thông hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc trực tuyến tại cổng dịch vụ công cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ;

- Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận chuyển hồ sơ cho cơ quan thẩm định hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định 54/2024/NĐ-CP để tổ chức thẩm định.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

27 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào