Cơ cấu tổ chức của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Tòa án nhân dân bao gồm những thành phần nào?
- Cơ cấu tổ chức của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Tòa án nhân dân bao gồm những thành phần nào?
- Chế độ làm việc của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Tòa án nhân dân được quy định thế nào?
- Cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Tòa án nhân dân có trách nhiệm gì?
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Tòa án nhân dân bao gồm những thành phần nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quyết định 49/2019/QĐ-TANDTC quy định cơ cấu, tổ chức của Hội đồng, chế độ làm việc, kinh phí và con dấu của Hội đồng như sau:
Cơ cấu, tổ chức của Hội đồng, chế độ làm việc, kinh phí và con dấu của Hội đồng
1. Cơ cấu, tổ chức của Hội đồng
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng và các ủy viên.
b) Cơ quan thường trực của Hội đồng: Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao.
c) Ban Thư ký của Hội đồng
Ban Thư ký của Hội đồng gồm lãnh đạo cấp phòng của một số đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao là thành viên của Hội đồng do Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học làm Trưởng ban. Ban Thư ký của Hội đồng đặt tại Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao.
Việc thành lập, thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký do Chủ tịch Hội đồng quyết định.
...
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Tòa án nhân dân bao gồm những thành phần sau đây:
(1) Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng và các ủy viên.
(2) Cơ quan thường trực của Hội đồng: Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao.
(3) Ban Thư ký của Hội đồng.
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Tòa án nhân dân bao gồm những thành phần nào? (Hình từ Internet)
Chế độ làm việc của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Tòa án nhân dân được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Quyết định 49/2019/QĐ-TANDTC quy định cơ cấu, tổ chức của Hội đồng, chế độ làm việc, kinh phí và con dấu của Hội đồng như sau:
Cơ cấu, tổ chức của Hội đồng, chế độ làm việc, kinh phí và con dấu của Hội đồng
...
2. Chế độ làm việc của Hội đồng
a) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc thảo luận tập thể, phát huy vai trò của từng thành viên Hội đồng.
b) Các thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và tuân theo Quy chế hoạt động của Hội đồng.
c) Hội đồng họp định kỳ 2 lần/năm, họp đột xuất theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng hoặc theo ý kiến của tối thiểu 1/2 thành viên Hội đồng.
3. Con dấu của Hội đồng
Hội đồng sử dụng con dấu của Tòa án nhân dân tối cao để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Kinh phí hoạt động
Kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật và kinh phí hoạt động của Hội đồng thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và theo Quy chế hoạt động của Hội đồng.
Như vậy, chế độ làm việc của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Tòa án nhân dân được quy định cụ thể như sau:
- Hội đồng làm việc theo nguyên tắc thảo luận tập thể, phát huy vai trò của từng thành viên Hội đồng.
- Các thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và tuân theo Quy chế hoạt động của Hội đồng.
- Hội đồng họp định kỳ 2 lần/năm, họp đột xuất theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng hoặc theo ý kiến của tối thiểu 1/2 thành viên Hội đồng.
Cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Tòa án nhân dân có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 4 Quyết định 49/2019/QĐ-TANDTC quy định trách nhiệm của Cơ quan thường trực của Hội đồng như sau:
Trách nhiệm của Cơ quan thường trực của Hội đồng
1. Làm đầu mối cho Hội đồng trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng.
2. Chủ trì xây dựng, trình Chủ tịch Hội đồng ban hành các chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm của Hội đồng, kết luận và các văn bản khác của Hội đồng; theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai các văn bản này.
3. Chuẩn bị nội dung và điều kiện cần thiết phục vụ các phiên họp của Hội đồng.
4. Tổng hợp, báo cáo, thống kê về công tác phối hợp thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật; cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động của Hội đồng.
5. Giúp Chủ tịch Hội đồng thực hiện việc quản lý, sử dụng kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của Hội đồng theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng giao.
Như vậy, cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Tòa án nhân dân có các trách nhiệm sau đây:
(1) Làm đầu mối cho Hội đồng trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng.
(2) Chủ trì xây dựng, trình Chủ tịch Hội đồng ban hành các chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm của Hội đồng, kết luận và các văn bản khác của Hội đồng; Theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai các văn bản này.
(3) Chuẩn bị nội dung và điều kiện cần thiết phục vụ các phiên họp của Hội đồng.
(4) Tổng hợp, báo cáo, thống kê về công tác phối hợp thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật; cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động của Hội đồng.
(5) Giúp Chủ tịch Hội đồng thực hiện việc quản lý, sử dụng kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của Hội đồng theo quy định của pháp luật.
(6) Thực hiện các nhiệm vụ khác được Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.