Có các khoản lệ phí Tòa án nào? Mức lệ phí Tòa án hiện nay là bao nhiêu? Khi nào không phải chịu lệ phí Tòa án?
Có các khoản lệ phí Tòa án nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định hiện nay có 09 khoản lệ phí Tòa án, cụ thể gồm:
(1) Lệ phí giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; khoản 1 và khoản 6 Điều 31 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
(2) Lệ phí công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam hoặc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài, bao gồm:
- Lệ phí công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án quyết định của Tòa án nước ngoài, cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoại, cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam hoặc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài được quy định tại khoản 5 Điều 27 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; khoản 9 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; khoản 4 và khoản 5 Điều 31 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; khoản 3 và khoản 4 Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
- Lệ phí kháng cáo quyết định của Tòa án về việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài; phán quyết của Trọng tài nước ngoài.
(3) Lệ phí giải quyết yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.
(4) Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
(5) Lệ phí xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
(6) Lệ phí bắt giữ tàu biển, tàu bay.
(7) Lệ phí thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam.
(8) Lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
(9) Lệ phí cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu tại Tòa án, bao gồm:
- Lệ phí sao chụp tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ việc do Tòa án thực hiện;
- Lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định của Tòa án;
- Lệ phí cấp bản sao quyết định xóa án tích;
- Lệ phí cấp bản sao các giấy tờ khác của Tòa án.
Có các khoản lệ phí Tòa án nào? (Hình từ Internet)
Khi nào không phải chịu lệ phí Tòa án?
Theo khoản 2 Điều 11 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 có quy định trường hợp sau đây không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, không phải chịu lệ phí Tòa án:
- Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Phá sản 2014, điểm a khoản 1 Điều 105 Luật Phá sản 2014;
- Ban chấp hành công đoàn cơ sở yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công;
- Đại diện tập thể người lao động yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật; thay đổi người trực tiếp nuôi con; hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó; cơ quan nhà nước yêu cầu Tòa án cung cấp bản sao, trích lục bản án;
- Viện kiểm sát kháng nghị quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm;
- Các trường hợp khác không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án mà pháp luật có quy định.
Mức lệ phí Tòa án hiện nay được quy định là bao nhiêu?
Về mức lệ phí Tòa án hiện nay sẽ căn cứ vào Danh mục lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, cụ thể như sau:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.