Chuyên viên cao cấp về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý được chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật không?
- Chuyên viên cao cấp về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý được chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật không?
- Chuyên viên cao cấp về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ nào?
- Quan hệ giữa Chuyên viên cao cấp về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý với các cơ quan bên ngoài được quy định ra sao?
Chuyên viên cao cấp về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý được chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật không?
Theo Bản mô tả vị trí việc làm của vị trí Chuyên viên cao cấp về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý thuộc Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định như sau:
1- Mục tiêu vị trí việc làm: (Tóm tắt tổng quan về vị trí việc làm)
Chủ trì tham mưu, đề xuất chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp về lĩnh vực bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý (gọi tắt là lĩnh vực bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý) bao gồm các lĩnh vực: luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, thừa phát lại, hòa giải thương mại, hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, trợ giúp pháp lý; chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn công tác bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý; thực hiện nhiệm vụ về công tác bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý được phân công.
Theo đó, một trong những công việc của Chuyên viên cao cấp về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý là chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn công tác bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý.
Chuyên viên cao cấp về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý được chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật không? (hình từ internet)
Chuyên viên cao cấp về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ nào?
Tại Bản mô tả vị trí việc làm của vị trí Chuyên viên cao cấp về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý thuộc Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định vị trí này có các công việc chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
- Thực hiện thẩm tra hồ sơ trình cấp có thẩm quyền cấp các loại Chứng chỉ hành nghề, Giấy phép hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì thực hiện các biện pháp chỉ đạo, điều hành quản lý nhà nước trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý trong phạm vi cả nước.
- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển hoạt động bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý.
- Chủ trì xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và quản lý, hướng dẫn sử dụng thống nhất các biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì thực hiện quản lý các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình; tiêu chí vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì quản lý việc thẩm định chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; chủ trì quản lý và tổ chức đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng để xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công của các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi toàn quốc; chủ trì giúp Bộ trưởng
- Chủ tịch Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở Trung ương và Tổ giúp việc cho Hội đồng thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan thường trực.
- Chủ trì tham mưu, giúp Bộ trưởng:
(1) Quản lý nhà nước về tập sự trợ giúp pháp lý;
(2) Theo dõi, tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý từ nguồn ngân sách nhà nước và thực hiện hỗ trợ trong các Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình, Đề án có liên quan theo quy định pháp luật;
(3) Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng I.
- Chủ trì việc yêu cầu, chỉ định các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo thẩm quyền.
- Chủ trì tham mưu kiểm tra, tham gia thanh tra việc thực hiện công tác bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật
Quan hệ giữa Chuyên viên cao cấp về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý với các cơ quan bên ngoài được quy định ra sao?
Căn cứ Bản mô tả vị trí việc làm của vị trí Chuyên viên cao cấp về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý thuộc Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP đề cập về quan hệ giữa Chuyên viên cao cấp về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý với các cơ quan bên ngoài như sau:
Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính | Bản chất quan hệ |
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan của Quốc Hội, đại biểu quốc hội | ● Tham gia các cuộc họp có liên quan. ● Cung cấp các thông tin theo yêu cầu. ● Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn. ● Lấy thông tin thống kê. ● Thực hiện báo cáo theo yêu cầu. |
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan | ● Kiểm tra, hướng dẫn các hoạt động chuyên môn. ● Tham gia các cuộc họp có liên quan. ● Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn. ● Lấy thông tin thống kê. |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.