Chuyển đổi loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Chuyển đổi loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Hồ sơ chuyển đổi loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục gồm những tài liệu nào?
- Thủ tục chuyển đổi loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục được quy định thế nào?
Chuyển đổi loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục phải đảm bảo yêu cầu gì?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 45/2014/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu của việc chuyển đổi như sau:
Yêu cầu của việc chuyển đổi
Quá trình chuyển đổi không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của nhà trường, không gây khó khăn cho người học, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động của nhà trường, các cá nhân và tổ chức có liên quan.
Theo quy định trên, việc chuyển đổi loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của nhà trường, không gây khó khăn cho người học.
Đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động của nhà trường, các cá nhân và tổ chức có liên quan.
Chuyển đổi loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục phải đảm bảo yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ chuyển đổi loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục gồm những tài liệu nào?
Theo Điều 9 Thông tư 45/2014/TT-BGDĐT quy định về hồ sơ chuyển đổi như sau:
Hồ sơ chuyển đổi
Hồ sơ chuyển đổi bao gồm:
1. Tờ trình chuyển đổi trường dân lập sang trường tư thục do Chủ tịch Hội đồng quản trị trường dân lập ký.
2. Quyết nghị của Hội đồng quản trị trường dân lập về việc chuyển đổi trường dân lập sang trường tư thục.
3. Quyết nghị của Hội đồng quản trị trường dân lập về:
a) Công nhận danh sách tổ chức, cá nhân góp vốn, phương thức bảo toàn giá trị vốn góp, xác định vốn điều lệ, giá trị mỗi cổ phần, số lượng cổ phần;
b) Xác định số lượng thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ đầu tiên của trường tư thục, số lượng thành viên đại diện cho phần vốn góp;
c) Tên gọi của trường tư thục sau khi được công nhận chuyển đổi (trong trường hợp cần thiết đổi tên trường).
Các Quyết nghị của Hội đồng quản trị trường dân lập được thông qua khi có trên 50% tổng số thành viên theo danh sách đồng ý.
4. Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tư thục được Hội đồng quản trị trường dân lập thông qua.
5. Báo cáo kết quả kiểm toán, kết quả định giá quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
6. Hồ sơ liên quan đến quyền sử dụng đất.
7. Quyết định thành lập trường dân lập; Quyết định đổi tên trường dân lập (nếu có); Quyết định công nhận Hội đồng quản trị trường dân lập đương nhiệm; Quyết định công nhận thay đổi thành viên Hội đồng quản trị của trường dân lập (nếu có); Quyết định công nhận Hiệu trưởng trường dân lập đương nhiệm.
Theo đó, hồ sơ chuyển đổi loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục gồm những tài liệu được quy định tại Điều 9 nêu trên.
Thủ tục chuyển đổi loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 45/2014/TT-BGDĐT về trình tự, thủ tục chuyển đổi như sau:
Trình tự, thủ tục chuyển đổi
1. Hội đồng quản trị trường dân lập có trách nhiệm nộp 05 bộ hồ sơ quy định tại Điều 9 của Thông tư này về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét đề án chuyển đổi, trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định chuyển đổi loại hình trường.
3. Sau khi Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận trường tư thục:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị trường dân lập chủ trì cuộc họp những người góp vốn để bầu các thành viên đại diện người góp vốn trong Hội đồng quản trị trường tư thục theo số lượng đã được Hội đồng quản trị trường dân lập Quyết nghị. Cơ chế bầu các thành viên này theo cơ chế dồn phiếu;
b) Hiệu trường trường dân lập chủ trì cuộc họp giảng viên cơ hữu của trường dân lập để bầu thành viên đại diện giảng viên cơ hữu trong Hội đồng quản trị trường tư thục. Cơ chế bầu thành viên tại điểm này theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số;
c) Tổ chức Đảng, đoàn thể của trường dân lập chủ trì bầu thành viên đại diện tổ chức Đảng, đoàn thể trong Hội đồng quản trị trường tư thục. Cơ chế bầu thành viên này theo quy định của tổ chức Đảng, đoàn thể;
d) Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường dân lập làm văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi trường đặt trụ sở chính cử đại diện tham gia Hội đồng quản trị trường tư thục;
đ) Chủ tịch Hội đồng quản trị trường dân lập triệu tập cuộc họp các thành viên Hội đồng quản trị đã được bầu và được cử quy định tại các điểm a, b, c và d của khoản này để bầu chủ tịch Hội đồng quản trị trường tư thục;
e) Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường dân lập làm văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị công nhận Hội đồng quản trị trường tư thục;
g) Sau khi có quyết định công nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng quản trị trường tư thục bầu Hiệu trưởng và làm văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận Hiệu trưởng của trường tư thục;
h) Người được công nhận là Hiệu trưởng, nếu chưa phải là thành viên Hội đồng quản trị, thì sau khi được công nhận là Hiệu trưởng sẽ được bổ sung vào Hội đồng quản trị trường tư thục; việc bổ sung thành viên Hội đồng quản trị phải đảm bảo quy định số lượng thành viên là số lẻ.
4. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, kế toán trưởng của trường dân lập bàn giao cho Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, kế toán trưởng của trường tư thục:
a) Hồ sơ chuyển đổi quy định tại Điều 9 của Thông tư này;
b) Biên bản bàn giao tài sản, tiền vốn được lập tại thời điểm bàn giao kèm theo quyền và nghĩa vụ mà trường tư thục tiếp tục thực hiện.
Như vậy, việc chuyển đổi loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục được thực hiện theo thủ tục được quy định tại Điều 10 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.