Chương trình khung đào tạo đấu thầu cơ bản đối với lựa chọn nhà thầu bao gồm các chuyên đề cơ bản nào?
Đào tạo đấu thầu cơ bản được hiểu như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT quy định như sau:
Các loại hình đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu
1. Đào tạo đấu thầu cơ bản áp dụng cho các cá nhân tham gia vào hoạt động lựa chọn nhà thầu và các cá nhân khác có nhu cầu. Kết thúc mỗi khóa đào tạo, học viên đáp ứng yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản. Cá nhân thuộc nhà thầu không bắt buộc phải có chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản.
...
Theo đó, đào tạo đấu thầu cơ bản áp dụng cho các cá nhân tham gia vào hoạt động lựa chọn nhà thầu và các cá nhân khác có nhu cầu.
Kết thúc mỗi khóa đào tạo, học viên đáp ứng yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản.
Cá nhân thuộc nhà thầu không bắt buộc phải có chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản.
Đào tạo đấu thầu cơ bản (Hình từ Internet)
Chương trình khung đào tạo đấu thầu cơ bản đối với lựa chọn nhà thầu bao gồm các chuyên đề cơ bản nào?
Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT quy định như sau:
Nội dung chương trình và thời lượng đào tạo
1. Nội dung chương trình đào tạo đấu thầu cơ bản đối với lựa chọn nhà thầu do cơ sở đào tạo quy định nhưng phải bao gồm đầy đủ các nội dung theo Chương trình khung được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Trên cơ sở chương trình khung, cơ sở đào tạo có thể điều chỉnh nội dung đào tạo cho phù hợp với yêu cầu đặc thù trong công tác đấu thầu của từng đối tượng được đào tạo. Đối với những khóa đào tạo mà tất cả học viên đều thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, cơ sở đào tạo được phép điều chỉnh nội dung tài liệu giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu đặc thù về đấu thầu của địa phương nhưng phải bảo đảm thời lượng khóa học theo chương trình khung.
...
Theo đó, nội dung chương trình đào tạo đấu thầu cơ bản đối với lựa chọn nhà thầu do cơ sở đào tạo quy định nhưng phải bao gồm đầy đủ các nội dung theo Chương trình khung được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT cụ thể:
Chương trình khung đào tạo đấu thầu cơ bản đối với lựa chọn nhà thầu bao gồm các chuyên đề cơ bản như sau:
* Chuyên đề 1: Tổng quan về lựa chọn nhà thầu
Chuyên đề này bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
- Mục tiêu của lựa chọn nhà thầu;
- Quá trình hình thành và phát triển công tác đấu thầu trên thế giới và tại một số nước;
- Quá trình hình thành và phát triển công tác đấu thầu tại Việt Nam;
- Tác động của đấu thầu trong quá trình triển khai dự án;
- Các khái niệm sử dụng trong lựa chọn nhà thầu;
- Các đối tượng áp dụng;
- Nguyên tắc xử lý tình huống trong đấu thầu.
* Chuyên đề 2: Kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Chuyên đề này bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
- Nguyên tắc, căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
- Trình, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
- Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
* Chuyên đề 3: Quy trình lựa chọn nhà thầu
Chuyên đề này bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
- Quy trình lựa chọn danh sách ngắn;
- Quy trình đấu thầu rộng rãi, hạn chế áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ gói thầu hàng hoá, xây lắp, phi tư vấn, hỗn hợp;
- Quy trình đấu thầu rộng rãi, hạn chế áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ;
- Quy trình chào hàng cạnh tranh;
- Quy trình chỉ định thầu;
- Quy trình mua sắm trực tiếp;
- Quy trình tự thực hiện;
- Quy trình lựa chọn nhà thầu cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn;
- Quy trình lựa chọn cộng đồng tham gia thực hiện gói thầu.
* Chuyên đề 4: Lựa chọn nhà thầu qua mạng
Chuyên đề này bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
- Khái niệm về đấu thầu qua mạng;
- Mục đích, lợi ích của việc triển khai đấu thầu qua mạng;
- Kinh nghiệm quốc tế và quá trình triển khai đấu thầu qua mạng tại Việt Nam;
- Giới thiệu về hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, các chức năng và các yêu cầu đối với hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
- Đăng ký tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và các chi phí trong đấu thầu qua mạng;
- Quy trình tổng quát thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng;
- Trách nhiệm của các bên, của cơ quan quản lý, vận hành hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
- Kế hoạch tổng thể và lộ trình áp dụng đấu thầu qua mạng tại Việt Nam.
* Chuyên đề 5: Hợp đồng
Chuyên đề này bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
- Nguyên tắc chung của hợp đồng;
- Hồ sơ hợp đồng;
- Điều kiện ký kết hợp đồng;
- Nguyên tắc và điều kiện điều chỉnh hợp đồng;
- Bảo đảm thực hiện hợp đồng; tạm ứng, thanh toán; bảo hành; nghiệm thu, thanh lý hợp đồng;
- Quản lý, giám sát thực hiện hợp đồng.
* Chuyên đề 6: Bảo đảm liêm chính trong đấu thầu và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu
Chuyên đề này bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
- Quản lý nhà nước về hoạt động lựa chọn nhà thầu;
- Giải quyết kiến nghị, tranh chấp trong đấu thầu;
- Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;
- Thanh tra, kiểm tra và giám sát các hoạt động đấu thầu.
Lưu ý: Trên cơ sở chương trình khung, cơ sở đào tạo có thể điều chỉnh nội dung đào tạo cho phù hợp với yêu cầu đặc thù trong công tác đấu thầu của từng đối tượng được đào tạo.
Đối với những khóa đào tạo mà tất cả học viên đều thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, cơ sở đào tạo được phép điều chỉnh nội dung tài liệu giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu đặc thù về đấu thầu của địa phương nhưng phải bảo đảm thời lượng khóa học theo chương trình khung.
Thời lượng của mỗi khóa đào tạo đấu thầu cơ bản tối thiểu bao nhiêu tiết học?
Tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT quy định như sau:
Nội dung chương trình và thời lượng đào tạo
...
2. Thời lượng của mỗi khóa đào tạo đấu thầu cơ bản tối thiểu là 24 tiết học tương đương 03 ngày (mỗi tiết học là 45 phút). Đối với những nội dung thuộc lĩnh vực quan tâm, cần thiết cho học viên, cơ sở đào tạo có thể tăng thời lượng đào tạo đối với nội dung này; những nội dung không thuộc lĩnh vực quan tâm, không cần thiết cho học viên, cơ sở đào tạo có thể giảm thời lượng đào tạo cho phù hợp.
Như vậy, thời lượng của mỗi khóa đào tạo đấu thầu cơ bản tối thiểu là 24 tiết học tương đương 03 ngày (mỗi tiết học là 45 phút).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.