Chủ nhà ném đồ đạc và buộc người thuê trả nhà để cho người khác thuê khi gần hết hạn hợp đồng có bị xử lý hình sự không?
- Chủ nhà ném đồ đạc và buộc người thuê trả nhà để cho người khác thuê khi gần hết hạn hợp đồng có bị xử lý hình sự không?
- Chủ nhà ném đồ đạc và buộc người thuê trả nhà để cho người khác thuê khi gần hết hạn hợp đồng bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể hưởng án treo không?
- Chủ nhà ném đồ đạc và buộc người thuê trả nhà để cho người khác thuê khi gần hết hạn hợp đồng có phải bồi thường thiệt hại nếu đồ đạc bị hư hỏng không?
Chủ nhà ném đồ đạc và buộc người thuê trả nhà để cho người khác thuê khi gần hết hạn hợp đồng có bị xử lý hình sự không?
Chủ nhà ném đồ đạc và buộc người thuê trả nhà để cho người khác thuê khi gần hết hạn hợp đồng có bị xử lý hình sự không, theo điểm a khoản 2 Điều 131 Luật Nhà ở 2014 thì:
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở
…
2. Trường hợp thuê nhà ở không thuộc sở hữu nhà nước thì việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Hợp đồng thuê nhà ở hết hạn; trường hợp trong hợp đồng không xác định thời hạn thì hợp đồng chấm dứt sau 90 ngày, kể từ ngày bên cho thuê nhà ở thông báo cho bên thuê nhà ở biết việc chấm dứt hợp đồng;
...
Theo đó hợp đồng thuê nhà của anh là 12 tháng và hợp đồng này sẽ kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng. Nhưng hợp đồng vẫn chưa chấm dứt mà cô A đã đến dùng vũ lực và gây sức ép về tinh thần bắt anh dọn đi là cô A đã vi phạm pháp luật.
Trong một số trường hợp, làm mất mát, hư hỏng tài sản, bên cho thuê còn có thể bị khởi kiện yêu cầu trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại. Tuy theo mức độ, tính chất phạm tội mà có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về xử phạt vi phạm hành chính
Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản (quyền sử dụng tài sản thuê) của người khác và hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
...
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
...
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Theo đó, người này có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, và:
- Trục xuất nếu người vi phạm là người nước ngoài;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được;
- Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép;
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Tùy theo mức độ tính chất mà hành vi ném đồ của người thuê ra ngoài của chủ nhà trọ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm d khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 Cụ thể:
- Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Bên cạnh đó, phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200 triệu đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01-05 năm.
Bên cạnh đó hành vi này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Chủ nhà ném đồ đạc và buộc người thuê trả nhà (Hình từ Internet)
Chủ nhà ném đồ đạc và buộc người thuê trả nhà để cho người khác thuê khi gần hết hạn hợp đồng bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể hưởng án treo không?
Theo Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 thì chủ nhà ném đồ đạc và buộc người thuê trả nhà để cho người khác thuê khi gần hết hạn hợp đồng bị truy cứu trách nhiệm hình sự có thể hưởng án treo nếu bị xử phạt tù không quá 03 năm.
Và căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.
Chủ nhà ném đồ đạc và buộc người thuê trả nhà để cho người khác thuê khi gần hết hạn hợp đồng có phải bồi thường thiệt hại nếu đồ đạc bị hư hỏng không?
Theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 thì chủ nhà trong trường hợp này đã xâm phậm tài sản của người thuê gây thiệt hại thì phải bồi thường
Và theo Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.
Do đó, người thuê có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với những tài sản vị hư hỏng do hành vi của chủ nhà và các khoản khác được nêu tại Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.