Chu kỳ thống kê, thu thập và phân tích thực trạng sử dụng rượu, bia và ảnh hưởng đối với sức khỏe, xã hội, kinh tế do sử dụng rượu, bia của Bộ Y tế là bao lâu?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau chu kỳ thống kê, thu thập và phân tích thực trạng sử dụng rượu, bia và ảnh hưởng đối với sức khỏe, xã hội, kinh tế do sử dụng rượu, bia của Bộ Y tế là bao lâu? Câu hỏi của anh A.L.Q đến từ TP.HCM.

Chu kỳ thống kê, thu thập và phân tích thực trạng sử dụng rượu, bia và ảnh hưởng đối với sức khỏe, xã hội, kinh tế do sử dụng rượu, bia của Bộ Y tế là bao lâu?

Đối chiếu với quy định tại Điều 16 Nghị định 24/2020/NĐ-CP về trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Y tế:

Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Y tế
....
5. Tổ chức xây dựng, duy trì hệ thống thu thập và phân tích thông tin, dữ liệu về thực trạng sử dụng rượu, bia và ảnh hưởng đối với sức khỏe, xã hội, kinh tế do sử dụng rượu, bia theo chu kỳ 5 năm một lần bao gồm tỷ lệ uống, tỷ lệ uống ở mức nguy hại, tỷ lệ yếu tố nguy cơ, rối loạn có liên quan đến sử dụng rượu, bia trong số người có uống rượu, bia và các chỉ số cần thiết khác làm căn cứ xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Theo đó, Bộ Y tế tổ chức xây dựng, duy trì hệ thống thu thập và phân tích thông tin, dữ liệu về thực trạng sử dụng rượu, bia và ảnh hưởng đối với sức khỏe, xã hội, kinh tế do sử dụng rượu, bia theo chu kỳ 5 năm một lần.

Trong đó, các thông tin, số liệu cần thu thập và phân tích bao gồm:

- Tỷ lệ uống,

- Tỷ lệ uống ở mức nguy hại,

- Tỷ lệ yếu tố nguy cơ, rối loạn có liên quan đến sử dụng rượu, bia trong số người có uống rượu, bia

- Các chỉ số cần thiết khác làm căn cứ xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng chống tác hại của rượu bia.

Hay nói cách khác, chu kỳ thống kê, thu thập và phân tích thực trạng sử dụng rượu, bia và ảnh hưởng đối với sức khỏe, xã hội, kinh tế do sử dụng rượu, bia của Bộ Y tế là 5 năm một lần.

Ngoài ra, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Y tế còn được thể hiện ở những nội dung sau:

- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về phòng chống tác hại của rượu bia.

- Xây dựng, hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch và các hoạt động về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia;

+ Đầu mối xây dựng nội dung của các tài liệu mẫu, tài liệu chuẩn về phòng, chống tác hại của rượu, bia phục vụ công tác thông tin, giáo dục, truyền thông;

+ Xây dựng đề án tổ chức các chiến dịch truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và hướng dẫn, tổ chức triển khai trong toàn quốc;

+ Tổ chức cung cấp thông tin khoa học, khuyến cáo người dân và cộng đồng về tác hại của rượu, bia, các mức độ nguy cơ khi uống rượu, bia, các đối tượng, bệnh, tình trạng sức khỏe không được uống rượu, bia, các biện pháp giảm tác hại của rượu, bia.

- Hướng dẫn chuyên môn về các dịch vụ sàng lọc, phát hiện sớm, dự phòng và điều trị can thiệp, phục hồi chức năng, phòng, chống nghiện, tái nghiện và chăm sóc sức khỏe cho người nghiện rượu, bia.

- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia của các bộ, ngành, địa phương; tổng hợp, báo cáo Chính phủ về kết quả của công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Chu kỳ thống kê, thu thập và phân tích thực trạng sử dụng rượu, bia và ảnh hưởng đối với sức khỏe, xã hội, kinh tế do sử dụng rượu, bia của Bộ Y tế là bao lâu?

Chu kỳ thống kê, thu thập và phân tích thực trạng sử dụng rượu, bia và ảnh hưởng đối với sức khỏe, xã hội, kinh tế do sử dụng rượu, bia của Bộ Y tế là bao lâu? (Hình từ Internet)

Việc phân tích thực trạng sử dụng rượu, bia và ảnh hưởng đối với sức khỏe, xã hội, kinh tế do sử dụng rượu, bia có thuộc nội dung chi cho hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia không?

Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 7 Nghị định 24/2020/NĐ-CP thì việc thống kê, thu thập và phân tích:

Nội dung chi cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Nội dung chi cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm:
.....
d) Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, sáng kiến về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
đ) Hoạt động tư vấn về tác hại của rượu, bia, sàng lọc, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia, can thiệp giảm tác hại cho người có yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe tại y tế cơ sở, cộng đồng; sàng lọc, phát hiện sớm, tư vấn, dự phòng và điều trị can thiệp, phục hồi chức năng cho người mắc bệnh, rối loạn chức năng có liên quan đến uống rượu, bia, phòng, chống nghiện, tái nghiện và chăm sóc sức khỏe cho người nghiện rượu, bia tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
e) Sáng kiến, mô hình cộng đồng sức khỏe hạn chế sử dụng rượu, bia;
g) Thống kê, thu thập và phân tích thông tin, dữ liệu có liên quan đến sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ rượu, bia; thực trạng sử dụng rượu, bia và ảnh hưởng đối với sức khỏe, xã hội, kinh tế do sử dụng rượu, bia theo chu kỳ 05 năm và hằng năm làm căn cứ xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm an ninh, trật tự và các vấn đề xã hội khác;
h) Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia;

Theo đó, việc thống kê các thông tin về:

- Thông tin, dữ liệu có liên quan đến sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ rượu, bia;

- Thực trạng sử dụng rượu, bia và ảnh hưởng đối với sức khỏe, xã hội, kinh tế do sử dụng rượu, bia

Với mục đích làm căn cứ xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm an ninh, trật tự và các vấn đề xã hội khác.

Thì thuộc nội dung chi cho hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia theo quy định.

Lưu ý: Căn cứ khả năng cân đối ngân sách của địa phương và tình hình thực tế, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể xem xét, quyết định theo thẩm quyền mức chi cao hơn mức quy định tại Nghị định 24/2020/NĐ-CP.

Nội dung chi, mức chi các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia có nguồn kinh phí tài trợ hoặc nguồn kinh phí hợp pháp khác thực hiện theo quy định của đơn vị tài trợ và quy định của pháp luật.

Trong công tác phòng chống tác hại của rượu bia thì Nhà nước có những chính sách gì?

Dựa vào quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 thì trong công tác phòng chống tác hại của rượu bia thì Nhà nước có những chính sách sau:

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia.

- Ưu tiên hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông; giảm tính sẵn có, dễ tiếp cận của rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia; tăng cường quản lý sản xuất rượu thủ công; thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.

- Bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia; chú trọng các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia của y tế cơ sở và ở cộng đồng; huy động xã hội hóa các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia.

- Khuyến khích nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới nhằm giảm tác hại của rượu, bia.

- Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

837 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào