Chủ đầu tư dự án khai thác khoáng sản phải lập và thẩm định phương án cải tạo phục hồi môi trường khi nào?

Chủ đầu tư dự án khai thác khoáng sản phải lập và thẩm định phương án cải tạo phục hồi môi trường khi nào? Nội dung thẩm định phương án cải tạo phục hồi môi trường đối với dự án đầu tư khai khác khoáng sản bao gồm những gì?

Chủ đầu tư dự án khai khác khoáng sản phải lập và thẩm định phương án cải tạo phục hồi môi trường khi đầu tư khai khác khoáng sản đúng không?

Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:

Bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và hoạt động dầu khí
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải có phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ, cải tạo và phục hồi môi trường sau đây:
a) Thu gom, xử lý nước thải theo quy định;
b) Thu gom, xử lý chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải rắn;
c) Có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế việc phát tán bụi, xả khí thải và tác động xấu khác đến môi trường xung quanh;
d) Có phương án cải tạo, phục hồi môi trường và tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật về khoáng sản;
đ) Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật này.
...

Tiếp đó, căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:

Bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và hoạt động dầu khí
...
2. Đối tượng khai thác khoáng sản phải lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường, bao gồm:
a) Dự án đầu tư khai thác khoáng sản;

Như vậy, chủ đầu tư dự án khai khác khoáng sản phải có phương án cải tạo phục hồi môi trường khi đầu tư khai khác khoáng sản.

Chủ đầu tư dự án khai thác khoáng sản phải lập và thẩm định phương án cải tạo phục hồi môi trường khi nào?

Chủ đầu tư dự án khai thác khoáng sản phải lập và thẩm định phương án cải tạo phục hồi môi trường khi nào? (hình từ internet)

Chủ đầu tư dự án khai thác khoáng sản phải lập và thẩm định phương án cải tạo phục hồi môi trường khi nào?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 36 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Lập, thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
1. Việc lập, thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản được quy định như sau:
a) Chủ dự án đầu tư khai thác khoáng sản quy định tại điểm a khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường và được thẩm định trong quá trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
...

Như vậy, chủ dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường và được thẩm định trong quá trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Nội dung thẩm định phương án cải tạo phục hồi môi trường đối với dự án đầu tư khai khác khoáng sản bao gồm những gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:

Bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và hoạt động dầu khí
...
3. Nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường được quy định như sau:
a) Các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường; phân tích, đánh giá, lựa chọn giải pháp tốt nhất để cải tạo, phục hồi môi trường;
b) Danh mục, khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường đối với giải pháp lựa chọn;
c) Kế hoạch thực hiện phân chia theo từng năm, từng giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình quan trắc môi trường trong thời gian cải tạo, phục hồi môi trường; kế hoạch kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án;
d) Bảng dự toán kinh phí để tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường cho từng hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường; các khoản tiền ký quỹ theo lộ trình.
4. Khoáng sản có tính chất độc hại phải được lưu giữ, vận chuyển bằng phương tiện, thiết bị chuyên dụng, được che chắn bảo đảm không rò rỉ, phát tán ra môi trường.
5. Việc sử dụng máy móc, thiết bị có tác động xấu đến môi trường, hóa chất độc hại trong thăm dò, khai thác, đóng cửa mỏ, chế biến khoáng sản phải được đánh giá tác động môi trường, khai báo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
...

Như vậy, nội dung thẩm định phương án cải tạo phục hồi môi trường đối với dự án đầu tư khai khác khoáng sản bao gồm:

- Các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường; phân tích, đánh giá, lựa chọn giải pháp tốt nhất để cải tạo, phục hồi môi trường;

- Danh mục, khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường đối với giải pháp lựa chọn;

- Kế hoạch thực hiện phân chia theo từng năm, từng giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình quan trắc môi trường trong thời gian cải tạo, phục hồi môi trường; kế hoạch kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án;

- Bảng dự toán kinh phí để tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường cho từng hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường; các khoản tiền ký quỹ theo lộ trình.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
605 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào