Chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và nước ngoài sẽ do bên phía nào chi trả?
Phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và nước ngoài được quy định thế nào?
Theo Điều 17 Luật tương trợ tư pháp 2007 quy định về phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự như sau:
Phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự
Phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và nước ngoài bao gồm:
1. Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về hình sự;
2. Triệu tập người làm chứng, người giám định;
3. Thu thập, cung cấp chứng cứ;
4. Truy cứu trách nhiệm hình sự;
5. Trao đổi thông tin;
6. Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về hình sự.
Theo đó, tương trợ tư pháp là hình thức mà các nước sử dụng để trao và nhận sự giúp đỡ chính thức mang tầm quốc gia trong điều tra, truy tố hình sự. Tương trợ tư pháp cũng được dùng để thu hồi tài sản do phạm tội mà có.
Phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và nước ngoài gồm những vấn đề sau:
+ Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về hình sự.
+ Triệu tập người làm chứng, người giám định.
+ Thu thập, cung cấp chứng cứ.
+ Truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Trao đổi thông tin.
+ Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về hình sự.
Chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và nước ngoài sẽ do bên phía nào chi trả? (Hình từ Internet)
Việc yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự được thực hiện thế nào?
Căn cứ Điều 20 Luật tương trợ tư pháp 2007 quy định về yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự như sau:
Yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự
1. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho người đang cư trú ở nước được yêu cầu;
b) Triệu tập người làm chứng, người giám định đang ở nước được yêu cầu;
c) Thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước được yêu cầu để giải quyết vụ án hình sự tại Việt Nam;
d) Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đang ở nước mà người đó mang quốc tịch;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự phải được lập thành văn bản dưới hình thức ủy thác tư pháp về hình sự theo quy định của Luật này.
Theo quy định trên, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 20 nêu trên.
Trong đó có trường hợp thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước được yêu cầu để giải quyết vụ án hình sự tại Việt Nam. Hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đang ở nước mà người đó mang quốc tịch.
Và yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự phải được lập thành văn bản dưới hình thức ủy thác tư pháp về hình sự theo quy định pháp luật.
Chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và nước ngoài sẽ do bên phía nào chi trả?
Theo quy định tại Điều 31 Luật tương trợ tư pháp 2007 về chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự như sau:
Chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự
Chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam với nước ngoài do nước yêu cầu chi trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trong trường hợp Việt Nam chịu chi phí cho việc thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự thì chi phí đó do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Như vậy, chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam với nước ngoài do nước yêu cầu chi trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Còn trong trường hợp Việt Nam chịu chi phí cho việc thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự thì chi phí đó do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.