Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có thẩm quyền xử phạt không? Những hành vi bị cấm trong luật đo lường được pháp luật quy định như thế nào?

Xin chào Ban tư vấn THƯ VIỆN PHÁP LUẬT, tôi có thắc mắc về trường hợp là Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có thẩm quyền xử phạt không? Mong được giải đáp thắc mắc sớm nhất, xin cảm ơn!

Chính sách của Nhà nước về đo lường theo quy định pháp luật

Tại Điều 5 Luật Đo lường 2011 quy định về chính sách của Nhà nước về đo lường như sau:

- Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng và duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia; bảo đảm kinh phí cho việc thực hiện các yêu cầu về đo lường đối với chuẩn quốc gia do Nhà nước đầu tư, quản lý.

- Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đo lường; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực về đo lường; đẩy mạnh xã hội hóa đối với các hoạt động đo lường sau đây:

a) Thiết lập và duy trì chuẩn đo lường;

b) Kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;

c) Sản xuất phương tiện đo, chuẩn đo lường;

d) Đào tạo, tư vấn, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ về đo lường.

- Ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong hoạt động đo lường; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ về đo lường; tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về đo lường.

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đơn vị đo pháp định để thay thế đơn vị đo khác; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong hoạt động đo lường phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế. Ưu tiên sử dụng tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được công nhận, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phục vụ quản lý nhà nước về đo lường.

Đo lường

Đo lường

Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có thẩm quyền xử phạt không?

Liên quan đến nội dung này anh tham khảo Điều 34 Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Cụ thể:

"Điều 34. Thẩm quyền của Thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực khoa học và công nghệ

2. Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Khoa học và Công nghệ; Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Trung, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam thuộc Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có quyền: (Đoạn mở đầu khoản này được sửa đổi bởi khoản 61 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP)

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức; (được sửa đổi bởi khoản 62 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP)

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này."

Như vậy, Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có thẩm quyền xử phạt theo quy định pháp luật.

Hoạt động đo lường phải đảm bảo những nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 4 Luật Đo lường 2011 quy định nguyên tắc hoạt động đo lường như sau:

- Đo lường phải bảo đảm tính thống nhất, chính xác.

- Hoạt động đo lường phải bảo đảm:

a) Minh bạch, khách quan, chính xác; công bằng giữa các bên trong mua bán, thanh toán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

b) An toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường;

c) Thuận lợi cho giao dịch thương mại trong nước và quốc tế;

d) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đo lường;

đ) Phù hợp với thông lệ quốc tế;

e) Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong hoạt động đo lường trên cơ sở bảo đảm tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Những hành vi bị cấm trong luật đo lường được pháp luật quy định như thế nào?

Theo Điều 7 Luật Đo lường 2011 quy định những hành vi bị cấm như sau:

- Lợi dụng hoạt động đo lường để gây thiệt hại đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Cố ý làm sai lệch phương tiện đo, kết quả đo.

- Cố ý cung cấp sai, giả mạo kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

- Giả mạo, tẩy xóa, sửa chữa nội dung trên dấu định lượng, dấu kiểm định, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,839 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào