Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình tỉnh có quyền hạn gì trong công tác quản lý chất lượng về dân số trên địa bàn?
Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình tỉnh là bộ máy trực thuộc cơ quan nhà nước nào?
Căn cứ Mục I Thông tư 05/2008/TT-BYT quy định về Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình tỉnh như sau:
VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG
1. Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh là tổ chức trực thuộc Sở Y tế, thực hiện chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở Y tế quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ, bao gồm các lĩnh vực: quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số; chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh.
2. Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Y tế, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn nghiệp vụ của Tổng cục DS-KHHGĐ thuộc Bộ Y tế.
3. Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu và tài khoản riêng (kể cả tài khoản ngoại tệ).
Theo đó, Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình tỉnh là bộ máy trực thuộc Sở Y tế; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở.
Đồng thời, Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình tỉnh cũng chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn nghiệp vụ của Tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình thuộc Bộ Y tế.
Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình tỉnh có chức năng tham mưu cho Sở Y tế các nội dung về quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số; chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh.
Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình tỉnh có quyền hạn gì trong công tác quản lý chất lượng về dân số trên địa bàn? (Hình từ Internet)
Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình tỉnh có bao nhiêu biên chế trong bộ máy?
Căn cứ Mục III Thông tư 05/2008/TT-BYT quy định về số lượng biên chế trong bộ máy của Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình như sau:
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ
1. Lãnh đạo Chi cục:
a) Chi cục DS-KHHGĐ có Chi cục trưởng và các Phó Chi cục trưởng.
b) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chi cục trưởng và các Phó Chi cục trưởng được thực hiện theo phân cấp quản lý cán bộ của địa phương (về chuyên môn: không nhất thiết phải có chuyên môn y tế).
c) Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Y tế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục; Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
2. Các tổ chức thuộc Chi cục gồm: phòng Tổ chức-Hành chính-Kế hoạch và Tài vụ, phòng DS-KHHGĐ và phòng Truyền thông-Giáo dục.
3. Biên chế:
a) Giám đốc Sở Y tếphối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phân bổ biên chế hành chính, sự nghiệp cho Chi cục DS-KHHGĐ, bảo đảm số lượng cán bộ, công chức theo yêu cầu nhiệm vụ. Cơ cấu biên chế của Chi cục DS-KHHGĐ gồm những cán bộ, công chức, viên chức có chuyên ngành y tế và các chuyên ngành khác liên quan.
b)Số lượng biên chế cụ thể của Chi cục do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định trong tổng biên chế hành chính, sự nghiệp của địa phương, nhưng phải có ít nhất 20 biên chế hành chính (không kể lái xe, bảo vệ, tạp vụ theo hợp đồng).
Theo quy định thì viên chế của Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình sẽ do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định trong tổng biên chế hành chính, sự nghiệp của địa phương.
Số lượng biên chế tối thiểu của Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình phải từ 20 biên chế hành chính trở lên (không kể lái xe, bảo vệ, tạp vụ theo hợp đồng).
Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình tỉnh có quyền hạn gì trong công tác quản lý chất lượng về dân số trên địa bàn?
Theo Mục II Thông tư 05/2008/TT-BYT quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình như sau:
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây theo sự phân cấp của Sở Y tế:
...
5. Xây dựngcác văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về DS-KHHGĐ trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền.
6. Quản lý về quy mô DS-KHHGĐ:
a) Theo dõi, quản lý biến động tăng, giảm dân số, đề xuất các giải pháp điều chỉnh mức sinh và tỷ lệ phát triển dân số trên địa bàn tỉnh;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật đối với các hoạt động dịch vụ tư vấn kế hoạch hoá gia đình và quản lý các phương tiện tránh thai; quản lý các dịch vụ KHHGĐ trên địa bàn tỉnh;
c) Hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện các đề án, mô hình liên quan đến quy mô DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh.
7. Quản lý về cơ cấu dân số:
a)Theo dõi, tổng hợp về cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi trên địa bàn tỉnh;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật để bảo đảm cân bằng giới tính theo quy luật sinh sản tự nhiên trên địa bàn tỉnh;
c) Hướng dẫn và kiểm tra việc triển khai thực hiện đề án, mô hình liên quan đến điều chỉnh cơ cấu dân số trên địa bàn tỉnh.
8. Quản lý về chất lượng dân số:
a) Theo dõi, tổng hợp về chất lượng dân số trên địa bàn tỉnh;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật để bảo đảm chất lượng dân số đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, việc triển khai thực hiện các mô hình cao chất lượng dân số trên địa bàn tỉnh.
Như vậy, trong công tác quản lý về chất lượng dân số trên địa bàn thì Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình tỉnh có quyền theo dõi, tổng hợp về chất lượng dân số trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, Chi cục còn có quyền kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật để bảo đảm chất lượng dân số đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, việc triển khai thực hiện các mô hình cao chất lượng dân số trên địa bàn tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.