Chế tài đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức danh Tổng Giám đốc của cùng 01 công ty đại chúng là gì?
- Chế tài đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức danh Tổng Giám đốc của cùng 01 công ty đại chúng là gì?
- Chủ tịch Hội đồng quản trị có được phép kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc trong công ty đại chúng không?
- Việc giám sát và ngăn ngừa xung đột lợi ích của Tổng giám đốc và người quản lý khác trong công ty đại chúng thuộc thẩm quyền của đối tượng nào?
Chế tài đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức danh Tổng Giám đốc của cùng 01 công ty đại chúng là gì?
Căn cứ tại điểm a khoản 5 Điều 15 Nghị định 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP vi phạm quy định về quản trị công ty đại chúng như sau:
Vi phạm quy định về quản trị công ty đại chúng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với công ty đại chúng thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
...
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị không báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại kỳ họp thường niên gần nhất nội dung đã được thông qua tại Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông trước đó nhưng chưa được thực hiện; không báo cáo Đại hội đồng cổ đông gần nhất thông qua trước khi thực hiện thay đổi nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông, trừ trường hợp đã được Đại hội đồng cổ đông ủy quyền.
5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với các cá nhân quy định tại khoản này thực hiện một trong các hành vi phạm sau:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc) của một công ty đại chúng; thành viên Hội đồng quản trị của một công ty đại chúng đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị tại quá 05 công ty khác;
b) Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), người quản lý khác của công ty đại chúng thực hiện hợp đồng, giao dịch khi chưa được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.
Như vậy, trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc) của một công ty đại chúng thì có thể bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Chế tài đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức danh Tổng Giám đốc của cùng 01 công ty đại chúng là gì? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng quản trị có được phép kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc trong công ty đại chúng không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 275 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về tư cách thành viên Hội đồng quản trị như sau:
Tư cách thành viên Hội đồng quản trị
1. Thành viên Hội đồng quản trị phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 155 Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
2. Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc) của 01 công ty đại chúng.
3. Thành viên Hội đồng quản trị của một công ty đại chúng chỉ được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị tại tối đa 05 công ty khác.
Như vậy, chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc) của 01 công ty đại chúng.
Việc giám sát và ngăn ngừa xung đột lợi ích của Tổng giám đốc và người quản lý khác trong công ty đại chúng thuộc thẩm quyền của đối tượng nào?
Theo quy định tại Điều 278 Nghị định 155/2020/NĐ-CP thì trách nhiệm và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị trong công ty đại chúng như sau:
Hội đồng quản trị phải tuân thủ đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Điều lệ công ty và các trách nhiệm, nghĩa vụ sau:
- Chịu trách nhiệm trước cổ đông về hoạt động của công ty.
- Đối xử bình đẳng đối với tất cả cổ đông và tôn trọng lợi ích của người có quyền lợi liên quan đến công ty.
- Đảm bảo hoạt động của công ty tuân thủ các quy định của pháp luật, Điều lệ và quy định nội bộ của công ty.
- Xây dựng Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị trình Đại hội đồng cổ đông thông qua và công bố trên trang thông tin điện tử của công ty. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn mẫu Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị để công ty đại chúng tham chiếu xây dựng Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị.
- Giám sát và ngăn ngừa xung đột lợi ích của các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) và người quản lý khác, bao gồm việc sử dụng tài sản công ty sai mục đích và lạm dụng các giao dịch với bên liên quan.
- Xây dựng Quy chế nội bộ về quản trị công ty và trình Đại hội đồng cổ đông thông qua theo quy định tại Điều 270 Nghị định 155/2020/NĐ-CP.
- Bổ nhiệm Người phụ trách quản trị công ty.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn về quản trị công ty và các kỹ năng cần thiết cho thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và người quản lý khác của công ty.
- Báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị tại Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Điều 280 Nghị định 155/2020/NĐ-CP.
Như vậy, việc giám sát và ngăn ngừa xung đột lợi ích của các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) và người quản lý khác, bao gồm việc sử dụng tài sản công ty sai mục đích và lạm dụng các giao dịch với bên liên quan thuộc trách nhiệm của Hội đồng quản trị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.