Chánh Thanh tra các cấp đơn vị hành chính quân sự có trách nhiệm gì trong công tác giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân?
- Chánh Thanh tra các cấp đơn vị hành chính quân sự có trách nhiệm gì trong công tác giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân?
- Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng quản lý công tác giải quyết tố cáo giúp ai và trách nhiệm như thế nào?
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giải quyết tố cáo nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì xử lý như thế nào?
Chánh Thanh tra các cấp đơn vị hành chính quân sự có trách nhiệm gì trong công tác giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 28/2019/NĐ-CP về trách nhiệm của Chánh Thanh tra các cấp đơn vị hành chính quân sự trong công tác giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân gồm:
- Tham mưu, giúp người đứng đầu về hành chính quân sự cùng cấp, quản lý công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi thẩm quyền phân cấp;
- Tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn tố cáo; xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh và kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu về hành chính quân sự cùng cấp khi được giao;
- Xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà người đứng đầu về hành chính quân sự của cơ quan, đơn vị cấp dưới trực tiếp của người đứng đầu cơ quan, đơn vị cùng cấp đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp kết luận việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đứng đầu về hành chính quân sự có thẩm quyền giải quyết tố cáo cùng cấp xem xét, giải quyết lại;
- Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu về hành chính quân sự của cơ quan, đơn vị cấp dưới trực tiếp của người đứng đầu về hành chính quân sự cùng cấp trong việc chấp hành pháp luật về tố cáo.
Chánh Thanh tra các cấp đơn vị hành chính quân sự có trách nhiệm gì trong công tác giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân? (Hình từ Internet)
Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng quản lý công tác giải quyết tố cáo giúp ai và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2019/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của Chánh Thanh tra các cấp
1. Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý công tác giải quyết tố cáo và thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Tố cáo năm 2018.
2. Chánh Thanh tra các cấp có trách nhiệm:
a) Tham mưu, giúp người đứng đầu về hành chính quân sự cùng cấp, quản lý công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi thẩm quyền phân cấp;
b) Tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn tố cáo; xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh và kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu về hành chính quân sự cùng cấp khi được giao;
...
Và theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Tố cáo 2018 như sau:
Trách nhiệm của Chánh thanh tra các cấp và Tổng Thanh tra Chính phủ
1. Chánh thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, Chánh thanh tra cấp tỉnh, Chánh thanh tra sở, Chánh thanh tra cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
a) Xác minh nội dung tố cáo, báo cáo kết quả xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp khi được giao;
b) Xem xét việc giải quyết tố cáo mà người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp dưới trực tiếp của cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp xem xét, giải quyết lại.
...
Theo đó, Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng thực hiện tham mưu và giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý công tác giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân thông qua các công việc cụ thể sau:
- Xác minh nội dung tố cáo, báo cáo kết quả xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo;
- Xem xét việc giải quyết tố cáo mà người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp dưới trực tiếp của cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
Trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp xem xét, giải quyết lại.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giải quyết tố cáo nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2019/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ về công tác giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân
1. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng về công tác giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân.
2. Tổng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm xem xét việc giải quyết tố cáo mà Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết lại.
Như vậy, theo quy định trên thì khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giải quyết tố cáo nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì Tổng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm xem xét việc giải quyết tố cáo đó và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.