Cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng trong bao lâu kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ?
- Cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng có nghĩa vụ phải duy trì tính khác biệt của giống cây trồng trong quá trình lưu hành không?
- Việc cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng trong bao lâu kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ?
- Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng bao gồm những giấy tờ gì?
Cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng có nghĩa vụ phải duy trì tính khác biệt của giống cây trồng trong quá trình lưu hành không?
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành giống cây trồng được quy định tại Điều 31 Luật Trồng trọt 2018 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành giống cây trồng
1. Tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành giống cây trồng được quyền lưu hành giống cây trồng hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác lưu hành giống cây trồng.
2. Tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền công nhận lưu hành giống cây trồng có nghĩa vụ sau đây:
a) Duy trì tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn tính, giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống cây trồng trong quá trình lưu hành, trừ trường hợp được cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng quy định tại Điều 16 của Luật này;
b) Bồi thường thiệt hại khi lưu hành giống cây trồng không đúng với giống đã được cấp quyết định công nhận lưu hành; lưu hành giống giả, giống không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hoặc tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng hoặc tiêu chuẩn cơ sở về chất lượng đã công bố; cung cấp sai thông tin về giống cây trồng và quy trình sản xuất đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
...
Theo đó, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng không phải có nghĩa vụ phải duy trì tính khác biệt của giống cây trồng trong quá trình lưu hành.
Lưu ý:
Việc cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng được quy định tại Điều 16 Luật Trồng trọt 2018 như sau:
- Điều kiện cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng bao gồm:
+ Là giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng bản địa, giống cây trồng đã tồn tại lâu dài trong sản xuất, được địa phương đề nghị;
+ Có bản mô tả đặc tính của giống và hiện trạng sử dụng;
+ Có mẫu lưu theo quy định tại Điều 20 của Luật này.
- Đối với Quyết định công nhận lưu hành đặc cách quy định tại khoản 1 Điều này, không áp dụng quy định tại các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 15 Luật Trồng trọt 2018.
- Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng.
Việc cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng trong bao lâu kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ? (Hình từ Internet)
Việc cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng trong bao lâu kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ?
Việc cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 94/2019/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, hủy bỏ quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng
...
2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng:
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng theo Mẫu số 04.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
b) Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc hư hỏng. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng theo Mẫu số 03.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, Cục Trồng trọt cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng theo Mẫu số 05.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
...
Theo đó, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng theo quy định pháp luật. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý:
Trường hợp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc hư hỏng:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng, Cục Trồng trọt cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng theo quy định pháp luật. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng bao gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 94/2019/NĐ-CP như sau:
- Văn bản đề nghị công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Mẫu số 01.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP.
- Bản mô tả đặc tính của giống và hiện trạng sử dụng theo Mẫu số 02.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP.
- Biên bản nộp mẫu lưu.
- Trường hợp cấp lại phải có văn bản đề nghị cấp lại theo Mẫu số 03.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP.
Tải về Mẫu số 01.ĐC
Tải về Mẫu số 02.ĐC
Tải về Mẫu số 03.ĐC
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.