Cảnh sát giao thông có được quyền dừng xe rồi xử phạt người tham gia giao thông về lỗi 'xe không chính chủ' không?

Tôi muốn hỏi về lỗi đi “xe không chính chủ”, cụ thể là tôi không tìm thấy văn bản nào quy định về lỗi này? Nếu điều khiển xe máy không chính chủ thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Và cảnh sát giao thông có được quyền dừng xe rồi xử phạt người tham gia giao thông về lỗi "xe không chính chủ" không?

Điều khiển xe gắn máy không chính chủ sẽ bị xử phạt như thế nào?

Pháp luật hiện hành không có quy định cấm, xử phạt việc mượn xe người khác để tham gia giao thông.

Thực tế mọi người thường gọi việc không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế xe là lỗi "xe không chính chủ".

Theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì:

"4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;
b) Không làm thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe theo quy định khi thay đổi địa chỉ của chủ xe hoặc các trường hợp khác theo quy định;"

Theo đó, điều khiển xe không chính chủ sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô.

Cảnh sát giao thông có được quyền dừng xe rồi xử phạt người tham gia giao thông về lỗi 'xe không chính chủ' không?

Cảnh sát giao thông có được quyền dừng xe rồi xử phạt người tham gia giao thông về lỗi 'xe không chính chủ' không?

Có áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung đối với điều khiển xe máy không chính chủ không?

Căn cứ khoản 15 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm r Khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:

"15. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm d, điểm h, điểm i, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e khoản 7; điểm e, điểm i khoản 8; điểm i khoản 9 Điều này bị tịch thu biển số, Giấy đăng ký xe (trường hợp đã được cấp lại); tịch thu hồ sơ, các loại giấy tờ, tài liệu giả mạo; tịch thu biển số, thiết bị thay đổi biển số, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện, Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 5, điểm a khoản 7, điểm đ khoản 8, điểm b khoản 9 Điều này bị tịch thu phương tiện;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g, điểm h khoản 5; điểm e khoản 8, điểm b khoản 10 Điều này trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện;

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 5; điểm g, điểm i khoản 7; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i khoản 8; điểm c, điểm d, điểm h, điểm i khoản 9; khoản 10; điểm c khoản 12; điểm đ khoản 13 Điều này trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;

đ) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 11; điểm b khoản 12; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g khoản 13 Điều này trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng;

e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 12, khoản 14 Điều này trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 03 tháng đến 05 tháng;

g) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều này trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện chở vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

h) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều này trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện chở vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;

i) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 7, điểm d khoản 9, điểm a khoản 10, khoản 11, điểm a khoản 12 Điều này mà phương tiện đó có thùng xe, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở không đúng theo quy định hiện hành thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng;

k) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm e, điểm g khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng;

l) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều này trong trường hợp chở vượt trên 50% số người quy định được phép chở của phương tiện còn bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có). Thực hiện hành vi quy định tại điểm h, điểm i khoản 7; điểm c, điểm d khoản 9; điểm a khoản 10; khoản 11; khoản 12; khoản 13; khoản 14 Điều này còn bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có).”;

Theo đó, điều khiển xe không chính chủ chỉ bị phạt tiền, ngoài ra không áp dụng bất kỳ hình thức phạt bổ sung nào khác.

Cảnh sát giao thông có được quyền dừng xe rồi xử phạt người tham gia giao thông về lỗi "xe không chính chủ" không?

Căn cứ khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định "xe không chính chủ" chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.

Do đó, trong trường hợp bình thường, cảnh sát giao thông không được quyền dừng xe rồi xử phạt người tham gia giao thông về lỗi "xe không chính chủ".

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,854 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào