Cán bộ làm công tác lưu trữ tài liệu của Bộ Tài chính có trách nhiệm về quản lý lưu trữ như thế nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay thì cán bộ làm công tác lưu trữ tài liệu của Bộ Tài chính có trách nhiệm về quản lý lưu trữ như thế nào? Câu hỏi của anh Quang Nhật đến từ Quảng Ninh.

Cán bộ làm công tác lưu trữ tài liệu của Bộ Tài chính có trách nhiệm về quản lý lưu trữ như thế nào?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 16 Quy chế công tác lưu trữ của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2449/QĐ-BTC năm 2016, có quy định về tiêu hủy tài liệu hết giá trị như sau:

Trách nhiệm quản lý về lưu trữ
4. Cán bộ, công chức, viên chức làm công tác lưu trữ
a) Giúp lãnh đạo cơ quan, tổ chức hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan chuẩn bị hồ sơ, tài liệu giao nộp vào Lưu trữ cơ quan theo quy định của Nhà nước và của Bộ;
b) Thu thập hồ sơ, tài liệu đến hạn nộp lưu vào Lưu trữ cơ quan;
c) Chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu;
d) Bố trí kho, thực hiện các nghiệp vụ bảo quản an toàn hồ sơ, tài liệu;
e) Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ;
f) Giao nộp tài liệu lưu trữ có giá trị bảo quản vĩnh viễn thuộc danh mục tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử và tổ chức hủy tài liệu hết giá trị theo quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức;
g) Báo cáo thống kê cơ sở về công tác lưu trữ theo quy định;
h) Bảo mật thông tin tài liệu lưu trữ.

Như vậy, theo quy định trên thì Cán bộ làm công tác lưu trữ tài liệu của Bộ Tài chính có trách nhiệm về quản lý lưu trữ như sau:

- Giúp lãnh đạo cơ quan, tổ chức hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan chuẩn bị hồ sơ, tài liệu giao nộp vào Lưu trữ cơ quan theo quy định của Nhà nước và của Bộ;

- Thu thập hồ sơ, tài liệu đến hạn nộp lưu vào Lưu trữ cơ quan;

- Chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu;

- Bố trí kho, thực hiện các nghiệp vụ bảo quản an toàn hồ sơ, tài liệu;

- Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ;

- Giao nộp tài liệu lưu trữ có giá trị bảo quản vĩnh viễn thuộc danh mục tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử và tổ chức hủy tài liệu hết giá trị theo quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức;

- Báo cáo thống kê cơ sở về công tác lưu trữ theo quy định;

- Bảo mật thông tin tài liệu lưu trữ.

tài liệu lưu trữ

Cán bộ làm công tác lưu trữ tài liệu của Bộ Tài chính có trách nhiệm về quản lý lưu trữ như thế nào? (Hình từ Internet)

Cán bộ làm công tác lưu trữ tài liệu của Bộ Tài chính có thành tích nào thì mới được xét khen thưởng?

Căn cứ tại Điều 19 Quy chế công tác lưu trữ của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2449/QĐ-BTC năm 2016, có quy định về khen thưởng như sau:

Khen thưởng
Tập thể, cá nhân có thành tích sau đây sẽ được xét khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành:
1. Có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong công tác lưu trữ.
2. Phát hiện, giao nộp, tặng cho cơ quan lưu trữ những tài liệu có giá trị và tài liệu lưu trữ đặc biệt quý hiếm.
3. Phát hiện, tố giác kịp thời hành vi chiếm đoạt, làm hư hại hoặc tiêu hủy trái phép tài liệu lưu trữ cơ quan.

Như vậy, theo quy định trên thì cán bộ làm công tác lưu trữ tài liệu của Bộ Tài chính sẽ được xét khen thưởng khi có những thành tích sau:

- Có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong công tác lưu trữ.

- Phát hiện, giao nộp, tặng cho cơ quan lưu trữ những tài liệu có giá trị và tài liệu lưu trữ đặc biệt quý hiếm.

- Phát hiện, tố giác kịp thời hành vi chiếm đoạt, làm hư hại hoặc tiêu hủy trái phép tài liệu lưu trữ cơ quan

Kinh phí cho công tác lưu trữ tài liệu của Bộ Tài chính được sử dụng cho các hoạt động nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 18 Quy chế công tác lưu trữ của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2449/QĐ-BTC năm 2016, có quy định về kinh phí cho công tác lưu trữ như sau:

Kinh phí cho công tác lưu trữ
1. Kinh phí cho công tác lưu trữ được đảm bảo từ nguồn dự toán chi ngân sách hàng năm giao cho Bộ Tài chính và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí cho công tác lưu trữ được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn khác.
2. Kinh phí phục vụ cho các hoạt động lưu trữ
a) Xây dựng và cải tạo kho lưu trữ;
b) Mua sắm thiết bị, phương tiện bảo quản và phục vụ việc sử dụng tài liệu lưu trữ;
c) Chỉnh lý tài liệu;
d) Thực hiện các biện pháp kỹ thuật bảo quản tài liệu lưu trữ;
e) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ lưu trữ;
f) Những hoạt động khác liên quan đến hoạt động lưu trữ.

Như vậy, theo quy định trên thì kinh phí cho công tác lưu trữ tài liệu của Bộ Tài chính được sử dụng cho các hoạt động sau:

- Xây dựng và cải tạo kho lưu trữ;

- Mua sắm thiết bị, phương tiện bảo quản và phục vụ việc sử dụng tài liệu lưu trữ;

- Chỉnh lý tài liệu;

- Thực hiện các biện pháp kỹ thuật bảo quản tài liệu lưu trữ;

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ lưu trữ;

- Những hoạt động khác liên quan đến hoạt động lưu trữ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

931 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào