Cán bộ công chức có thời gian công tác trong ngành thông tin và truyền thông bao nhiêu năm thì mới được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông?
- Cán bộ công chức có thời gian công tác trong ngành thông tin và truyền thông bao nhiêu năm thì mới được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông?
- Cán bộ công chức công tác trong ngành thông tin và truyền thông đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông thì hồ sơ gồm những gì?
- Quy trình xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông cho cán bộ công chức đang công tác trong ngành thông tin và truyền thông được thực hiện như thế nào?
Cán bộ công chức có thời gian công tác trong ngành thông tin và truyền thông bao nhiêu năm thì mới được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 480/QĐ- BTTTT năm 2009, có quy định về tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương như sau:
Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương
1. Đối tượng trong Ngành:
a) Tiêu chuẩn chung:
Hoàn thành nhiệm vụ được giao; có phẩm chất đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh;
Có thời gian công tác trong Ngành tổng cộng từ 20 năm trở lên (đối với nam), 15 năm trở lên (đối với nữ); nếu có số lẻ từ 6 tháng trở lên được tính tròn là một năm. Thời gian công tác trong Ngành được tính kể cả thời gian từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong Ngành được cử đi làm nghĩa vụ quân sự, đi học tập hoặc công tác khác theo yêu cầu thực tiễn sau đó lại tiếp tục trở về công tác tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong Ngành; thời gian bị thi hành kỷ luật sẽ không được tính vào thời gian công tác trong Ngành khi xét tặng.
b) Các trường hợp được xét đặc cách (không xét đến tiêu chuẩn thời gian tham gia công tác trong Ngành):
- Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Tổng biên tập và Phó Tổng biên tập Báo Nhân dân.
- Tổng biên tập và Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản.
- Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam.
- Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.
- Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam.
- Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.
- Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
- Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn và Tổng Công ty đặc biệt nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
…
Như vậy, theo quy định trên thì cán bộ công chức có thời gian công tác trong ngành thông tin và truyền thông từ 20 năm trở lên (đối với nam), 15 trở lên (đối với nữ) thì được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông. Trừ những trường hợp được đặc cách và được xét giảm thời gian.
Thời gian công tác trong Ngành được tính kể cả thời gian từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong Ngành được cử đi làm nghĩa vụ quân sự, đi học tập hoặc công tác khác theo yêu cầu thực tiễn sau đó lại tiếp tục trở về công tác tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong Ngành; thời gian bị thi hành kỷ luật sẽ không được tính vào thời gian công tác trong Ngành khi xét tặng.
Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông (Hình từ Internet)
Cán bộ công chức công tác trong ngành thông tin và truyền thông đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông thì hồ sơ gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 480/QĐ- BTTTT năm 2009, có quy định về hồ sơ đề nghị xét tặng kỷ niệm chương như sau:
Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương
1. Hồ sơ đối với đối tượng trong Ngành gồm:
a) Tờ trình đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương (mẫu 1).
b) Danh sách trích ngang đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương (mẫu 2).
c) Bản kê khai tóm tắt thành tích và quá trình công tác của cá nhân (mẫu 3).
d) Bản sao các Quyết định khen thưởng hoặc Bằng chứng nhận liên quan đến việc xét tặng Kỷ niệm chương quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
…
Như vậy, theo quy định trên thì cán bộ công chức công tác trong ngành thông tin và truyền thông đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông thì hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương;
- Danh sách trích ngang đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương;
- Bản kê khai tóm tắt thành tích và quá trình công tác của cá nhân;
- Bản sao các Quyết định khen thưởng hoặc Bằng chứng nhận liên quan đến việc xét tặng Kỷ niệm chương quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
Quy trình xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông cho cán bộ công chức đang công tác trong ngành thông tin và truyền thông được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 7 Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 480/QĐ- BTTTT năm 2009, có quy định về quy trình xét tặng như sau:
Quy trình xét tặng
1. Đối tượng trong Ngành:
a) Những người đang công tác trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nào thì Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đó có trách nhiệm tổ chức xét và lập hồ sơ đề nghị tặng Kỷ niệm chương.
b) Những người đã nghỉ hưu, nghỉ việc theo chế độ Nhà nước hoặc chuyển công tác ra ngoài Ngành từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nào thì Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đó có trách nhiệm tổ chức xét và lập hồ sơ đề nghị tặng Kỷ niệm chương. Trường hợp cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đã giải thể thì đơn vị kế thừa chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đó hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp của tổ chức đó xét và lập hồ sơ đề nghị tặng Kỷ niệm chương.
…
Như vậy, theo quy định trên thì cán bộ công chức đang công tác trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nào thì Thủ trưởng cac cơ quan, đơn vị, tổ chức, doan nghiệp đó có trách nhiệm tổ chức và lập hồ sơ đề nghị tặng Kỷ niệm chương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.