Cải tạo xe cơ giới là gì? Có được cải tạo xe cơ giới loại khác thành xe chở người và ngược lại hay không?
Cải tạo xe cơ giới là gì?
Cải tạo xe cơ giới được giải thích tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT như sau:
Cải tạo xe cơ giới là việc thay đổi kết cấu, hình dáng, bố trí, nguyên lý làm việc, thông số, đặc tính kỹ thuật của một phần hoặc toàn bộ hệ thống, tổng thành của xe cơ giới.
Trường hợp thay thế hệ thống, tổng thành bằng hệ thống, tổng thành khác cùng kiểu loại, của cùng nhà sản xuất (cùng mã phụ tùng) thì không phải là cải tạo.
Cải tạo xe cơ giới (Hình từ Internet)
Có được cải tạo xe cơ giới loại khác thành xe chở người và ngược lại hay không?
Có được cải tạo xe cơ giới loại khác thành xe chở người và ngược lại hay không, thì theo khoản 4 Điều 4 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 42/2018/TT-BGTVT như sau:
Các quy định khi cải tạo xe cơ giới
Việc cải tạo xe cơ giới và xe cơ giới sau khi cải tạo phải phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới khi tham gia giao thông và phải tuân thủ các quy định sau đây:
1. Không cải tạo thay đổi mục đích sử dụng (công dụng) đối với xe cơ giới đã có thời gian sử dụng trên 15 năm, kể từ năm sản xuất của xe cơ giới đến thời điểm thẩm định thiết kế.
2. Không cải tạo xe cơ giới chuyên dùng nhập khẩu thành xe cơ giới loại khác trong thời gian 05 năm, xe đông lạnh nhập khẩu thành xe loại khác trong thời gian 03 năm, kể từ ngày được cấp biển số đăng ký lần đầu.
3. Không cải tạo thùng xe của xe tải nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp mới, chưa qua sử dụng trong thời gian 06 tháng, kể từ ngày kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường lần đầu đến khi thẩm định thiết kế (trừ trường hợp cải tạo thành xe tập lái, sát hạch; cải tạo lắp đặt thêm mui phủ của xe tải thùng hở).
4. Không cải tạo xe cơ giới loại khác thành xe chở người và ngược lại, trừ trường hợp xe chở người từ 16 chỗ (kể cả chỗ người lái) trở xuống thành xe chuyên dùng hoặc thành xe ô tô tải VAN.
5. Không cải tạo hệ thống treo của xe cơ giới.
6. Không cải tạo hệ thống phanh của xe cơ giới, trừ các trường hợp:
a) Lắp đặt bàn đạp phanh phụ trên xe tập lái, xe sát hạch và ngược lại;
b) Cải tạo để cung cấp năng lượng và điều khiển hệ thống phanh của rơ moóc, sơ mi rơ moóc.
7. Không cải tạo hệ thống lái của xe cơ giới, trừ trường hợp cải tạo đối với xe cơ giới tay lái nghịch được nhập khẩu.
8. Không cải tạo lắp đặt giường nằm loại hai tầng lên xe chở người.
9. Không cải tạo tăng kích thước khoang chở hành lý của xe chở người.
10. Không cải tạo xe ô tô đầu kéo thành xe cơ giới loại khác (trừ xe chuyên dùng).
...
Như vậy, không cải tạo xe cơ giới loại khác thành xe chở người và ngược lại, trừ trường hợp xe chở người từ 16 chỗ (kể cả chỗ người lái) trở xuống thành xe chuyên dùng hoặc thành xe ô tô tải VAN.
Xe cơ giới sau khi thi công cải tạo theo thiết kế đã thẩm định phải được cơ quan nào nghiệm thu?
Xe cơ giới sau khi thi công cải tạo theo thiết kế đã thẩm định phải được cơ quan nào nghiệm thu, thì theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT như sau:
Nghiệm thu xe cơ giới cải tạo
1. Xe cơ giới sau khi thi công cải tạo theo thiết kế đã thẩm định phải được Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm xe cơ giới (sau đây gọi chung là cơ quan nghiệm thu) nghiệm thu theo trách nhiệm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận cải tạo).
2. Cục Đăng kiểm Việt Nam nghiệm thu xe cơ giới cải tạo các nội dung sau:
a) Cải tạo chuyển đổi vị trí vô lăng của xe ô tô tay lái nghịch;
b) Cải tạo toàn bộ buồng lái, thân xe, khoang chở khách của xe chở người;
c) Cải tạo từ xe ô tô tải không có thùng xe đã qua sử dụng nhập khẩu;
d) Cải tạo hệ thống cung cấp nhiên liệu của xe cơ giới (trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 6 của Thông tư này);
đ) Cải tạo xe cơ giới các loại thành xe chuyên dùng.
3. Các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới nghiệm thu tại đơn vị các xe cơ giới cải tạo ngoài các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.
...
Theo đó, xe cơ giới sau khi thi công cải tạo theo thiết kế đã thẩm định phải được Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm xe cơ giới nghiệm thu theo trách nhiệm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 85/2014/TT-BGTVT, gọi tắt là Giấy chứng nhận cải tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.