Cách xử lý xác chết gia súc sau bão số 3, bão số 4? Bị thiệt hại về gia súc do bão số 3, bão số 4 có được hỗ trợ tiền không?
Cách xử lý xác chết gia súc sau bão số 3, bão số 4?
Theo khoản 7 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg giải thích: Bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật.
Theo Tài liệu hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường mùa bão lũ của Cục Quản lý môi trường y tế thuộc Bộ Y tế dành cho cán bộ y tế thì:
Trong bão lụt nước ngập tràn, cuốn trôi theo mọi thứ gây ô nhiễm có trên mặt đất như: chất thải từ cống rãnh, nhà tiêu, xác súc vật, chuồng gia súc, gia cầm, côn trùng, cây cối... làm nước và môi trường bị ô nhiễm.
Vì vậy ngay khi nước rút, cần thực hiện các biện pháp xử lý nước và môi truờng để tránh ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ. Ngành Y tế cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để vận động, hướng dẫn nhân dân dọn vệ sinh kết hợp với xử lý nước và vệ sinh môi trường. Trong đó, việc xử lý xác chết gia súc được hướng dẫn như sau:
- Vị trí chôn xác súc vật: tốt nhất là chôn ở ngoài đồng, xa các nguồn nước (ao, sông, hồ...) ít nhất 50m. Có thể chôn xác súc vật ở trong vườn nhưng cần lưu ý là phải cách xa các giếng nước ít nhất 30m và phải xử lý kỹ bằng hoá chất khử khuẩn tẩy uế.
- Đào hố chôn: sao cho tất cả xác súc vật được vùi sâu dưới đất ít nhất 0,8m. Chuyển toàn bộ xác súc vật và hớt một lớp đất khoảng dày khoảng 10cm chỗ xác súc vật nằm cho vào hố chôn. Đổ 2 - 3kg vôi bột lên trên, hoặc phun dung dịch hoá chất khử khuẩn, tẩy uế rồi lấp đất, lèn chặt. Cắm biển báo hiệu nơi chôn xác súc vật để tránh bị đào bới.
- Khử khuẩn nơi có xác súc vật: sau khi chuyển xác súc vật đi chôn phải phun thuốc khử khuẩn hoặc rắc vôi 19 bột vào chỗ đó. Nếu không có vôi bột hay hoá chất khử khuẩn thì có thể tập trung rác (khô) vào chỗ đó và đốt.
- Kiểm tra nơi chôn xác súc vật: Hàng ngày phải kiểm tra nơi chôn xác súc vật xem có bị súc vật hoặc chuột bọ đào bới hay không. Nếu phát hiện có mùi hôi thối hoặc bị đào bới thì phải lấp lại và rào chắn.
Theo đó, người dân có thể tham khảo cách xử lý xác chết gia súc sau bão số 3, bão số 4 để tránh ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ.
TẢI VỀ: Tài liệu hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường mùa bão lũ
Cách xử lý xác chết gia súc sau bão số 3, bão số 4? Bị thiệt hại về gia súc do bão số 3, bão số 4 có được hỗ trợ tiền không? (Hình từ Internet)
Hộ nông dân bị thiệt hại về gia súc do bão số 3, bão số 4 có được hỗ trợ tiền không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 02/2017/NĐ-CP, thì mức hỗ trợ để khôi phục chăn nuôi gia súc do bão số 3, bão số 4 như sau:
Mức hỗ trợ
...
4. Hỗ trợ đối với nuôi gia súc, gia cầm:
a) Thiệt hại do thiên tai:
Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 10.000 - 20.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 21.000 - 35.000 đồng/con;
Lợn đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 300.000 - 400.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 450.000 - 1.000.000 đồng/con; lợn nái và lợn đực đang khai thác, hỗ trợ 2.000.000 đồng/con;
Bê cái hướng sữa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 1.000.000 - 3.000.000 đồng/con; bò sữa trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 3.100.000 - 10.000.000 đồng/con;
Trâu, bò thịt, ngựa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 500.000 - 2.000.000 đồng/con; trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 2.100.000 - 6.000.000 đồng/con;
Hươu, nai, cừu, dê: Hỗ trợ 1.000.000 - 2.500.000 đồng/con.
...
Theo đó, hộ nông dân bị thiệt hại về gia súc do bão số 3, bão số 4 được hỗ trợ tiền như sau:
(1) Lợn đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 300.000 - 400.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 450.000 - 1.000.000 đồng/con; lợn nái và lợn đực đang khai thác, hỗ trợ 2.000.000 đồng/con;
(2) Bê cái hướng sữa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 1.000.000 - 3.000.000 đồng/con; bò sữa trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 3.100.000 - 10.000.000 đồng/con;
(3) Trâu, bò thịt, ngựa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 500.000 - 2.000.000 đồng/con; trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 2.100.000 - 6.000.000 đồng/con;
(4) Hươu, nai, cừu, dê: Hỗ trợ 1.000.000 - 2.500.000 đồng/con.
Hồ sơ xin hỗ trợ thiệt hại về gia súc do bão số 3, bão số 4 gồm giấy tờ gì?
Theo Điều 6 Nghị định 02/2017/NĐ-CP có quy định:
Trình tự, thủ tục hỗ trợ
1. Trình tự và cách thức thực hiện:
a) Hỗ trợ thiệt hại đối với dịch bệnh: Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết theo quy định;
b) Hỗ trợ thiệt hại đối với thiên tai: Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp xã để phối hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp giải quyết theo quy định.
2. Hồ sơ xin hỗ trợ:
a) Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai theo các Mẫu số 1, 2, 3, 4 và 5 tại Phụ lục I ban hành kèm theo; kèm theo Bản kê khai sản xuất ban đầu theo Mẫu số 6 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có);
b) Bảng thống kê thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai có xác nhận của thôn, bản, khu dân cư.
...
Theo đó, hồ sơ xin hỗ trợ thiệt hại về gia súc do bão số 3, bão số 4 gồm:
(1) Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại do thiên tai TẢI VỀ kèm theo Bản kê khai sản xuất ban đầu theo Mẫu TẢI VỀ hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có);
(2) Bảng thống kê bị thiệt hại do thiên tai có xác nhận của thôn, bản, khu dân cư.
Về thời hạn giải quyết hồ sơ: Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp phải có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết cho các hộ sản xuất trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.