Cách thức thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu qua mạng cần thực hiện như thế nào theo pháp luật hiện nay?

Thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu thì có thể làm luôn trong tháng 06 này được không? Cấp thẻ bảo hiểm y tế khác khi thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu được quy định như thế nào? Thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu qua mạng có được không? Và thay đổi tại địa chỉ nào? Cách thức để thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu qua mạng cần thực hiện mấy bước?

Thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu thì có thể làm luôn trong tháng 06 này được không?

Căn cứ khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định như sau:

Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
....
2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý”.

Mặt khác , tại khoản 3 Điều 47 về Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ - BNN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được sửa đổi bởi khoản 73 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định:

Quản lý dữ liệu, giá trị sử dụng thẻ BHYT
....
3. Người tham gia BHYT được thay đổi cơ sở đăng ký KCB ban đầu vào tháng đầu quý.

Như vậy, bạn có thể đề nghị thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý. Cụ thể là trong các tháng 1; tháng 4; tháng 7 và tháng 10.

Cách thức thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu qua mạng cần thực hiện như thế nào theo pháp luật hiện nay?

Cách thức thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu qua mạng cần thực hiện như thế nào theo pháp luật hiện nay?

Tải trọn bộ các văn bản về đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu qua mạng hiện hành: Tải về

Cấp thẻ bảo hiểm y tế khác khi thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu được quy định như thế nào?

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 19 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định về đổi thẻ bảo hiểm y tế:

- Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:

+ Rách, nát hoặc hỏng;

+ Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;

+ Thông tin ghi trong thẻ không đúng.

Theo đó, khi đề nghị thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu bạn sẽ được cấp đổi sang một thẻ BHYT khác.

Thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu qua mạng có được không? Và thay đổi tại địa chỉ nào?

Căn cứ Công văn 4617/BHXH-CNTT năm 2019 về việc liên thông thủ tục cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất với Cổng dịch vụ công quốc gia:

Thực hiện công văn số 10928/VPCP-KSTT ngày 29/11/2019 của Văn phòng Chính phủ về việc kết nối, tích hợp hệ thống chính thức với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các đơn vị liên quan thực hiện nâng cấp hệ thống Giao dịch điện tử BHXH tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia để thực hiện liên thông cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất được quy định tại thủ tục Cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT theo Quyết định số 929/QĐ-BHXH ngày 26/7/2018 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam (mã quy trình 612a), dự kiến khai trương từ ngày 09/12/2019. BHXH Việt Nam yêu cầu Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:
1. Thực hiện thủ tục cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất (612a) theo đúng quy trình nghiệp vụ hiện hành.
2. Thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch điện tử đối với đối tượng cá nhân thông qua cổng dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ https:dichvucong.gov.vn”.

Như vậy , ngoài việc làm thủ tục trực tiếp tại cơ quan BHXH thì bạn có thể làm thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu thông qua cổng dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ https:dichvucong.gov.vn. Cổng dịch vụ công quốc gia đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 09/12/2019.

Cách thức để thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu qua mạng cần thực hiện mấy bước?

Để cấp lại thẻ BHYT bị mất/ hỏng qua cổng dịch vụ công quốc gia bạn cần thực hiện các bước sau đây:

Bước 01: Bạn truy cập địa chỉ https:dichvucong.gov.vn.

Bước 02: Tra cứu thủ tục hành chính, dịch vụ công mà bạn muốn thực hiện

Bạn có 3 cách để tiếp cận thủ tục hành chính, dịch vụ công, đó là:

- Tìm kiếm theo từ khóa ở trang chủ, trang công dân, trang doanh nghiệp;

- Chọn thủ tục hành chính từ sự kiện của công dân, doanh nghiệp;

- Chọn từ danh sách dịch vụ công trực tuyến.

Bước 03: Chọn cơ quan thực hiện

Căn cứ vào “Cơ quan thực hiện” trong thông tin thủ tục hành chính, bạn chọn cơ quan thực hiện tương ứng của thủ tục cần thực hiện; ví dụ trong trường hợp này là cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Bước 04: Đăng ký, đăng nhập tài khoản công dân, doanh nghiệp

Bạn có thể đăng ký tài khoản bằng: Sim ký số; USB ký số; Thuê bao di động (Dành cho Công dân); Mã số BHXH (Dành cho Công dân).

Sau khi đăng ký tài khoản, bạn đăng nhập bằng 1 trong các cách sau: Sim ký số; USB ký số; CMT/CCCD.

Bước 05: Nộp hồ sơ, tra cứu, theo dõi tình trạng hồ sơ

Sau khi bạn đăng nhập thành công, Cổng Dịch vụ công Quốc gia sẽ điều hướng về Cổng của Bộ/Ngành/Địa phương nơi mà bạn đăng ký thực hiện thủ tục để nộp hồ sơ. Bạn tra cứu tình trạng hồ sơ theo mã số hồ sơ được cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia; để theo dõi chi tiết tiến trình xử lý, quản lý dữ liệu đầu vào, đầu ra của hồ sơ thì bạn thực hiện đăng nhập để xem chi tiết.

Theo đó, trên đây là 05 bước để bạn thực hiện đăng ký thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu qua mạng trong tháng 06 này.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

66,198 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào