Các tổ chức xúc tiến thương mại có quyền quảng bá hình ảnh thương hiệu sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài không?
- Các tổ chức xúc tiến thương mại có thể thực hiện hoạt động nào nhằm xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài?
- Các tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài hoạt động dưới sự điều chỉnh pháp luật nước nào?
- Cơ quan nào thực hiện theo dõi nguồn ngân sách nhà nước cho các hoạt động xúc tiến thương mại?
Các tổ chức xúc tiến thương mại có thể thực hiện hoạt động nào nhằm xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài?
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định:
Nội dung hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài nhằm phát triển ngoại thương
1. Các tổ chức xúc tiến thương mại thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ:
a) Chủ trì, phối hợp với đại diện thương mại và các bộ phận liên quan thuộc các Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước ngoài triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại;
b) Quảng bá hình ảnh quốc gia và thương hiệu sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài;
c) Cung cấp thông tin, tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài phát triển quan hệ thương mại với Việt Nam;
d) Tập hợp, cung cấp thông tin định kỳ và theo yêu cầu cho doanh nghiệp Việt Nam về tình hình thị trường, nhu cầu và thị hiếu thị trường đối với các sản phẩm thế mạnh của doanh nghiệp trong nước;
đ) Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác, cung cấp thông tin về đối tác, phát triển kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu ở nước ngoài (bao gồm việc hỗ trợ doanh nghiệp trong nước thực hiện các nghĩa vụ pháp lý ở nước sở tại); hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc tại thị trường nước ngoài;
e) Cung cấp thông tin, phối hợp với Bộ Công Thương về các hoạt động xúc tiến thương mại tại nước ngoài.
2. Các tổ chức xúc tiến thương mại khác có quyền thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định của pháp luật nước sở tại và pháp luật Việt Nam.
Theo đó, các tổ chức xúc tiến thương mại thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ có thể hoạt động xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài nhằm phát triển ngoại thương bao gồm những nội dung sau:
- Chủ trì, phối hợp với đại diện thương mại và các bộ phận liên quan thuộc các Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước ngoài triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại;
- Quảng bá hình ảnh quốc gia và thương hiệu sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài;
- Cung cấp thông tin, tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài phát triển quan hệ thương mại với Việt Nam;
- Tập hợp, cung cấp thông tin định kỳ và theo yêu cầu cho doanh nghiệp Việt Nam;
- Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam;
- Cung cấp thông tin, phối hợp với Bộ Công Thương về các hoạt động xúc tiến thương mại tại nước ngoài.
Ngoài ra, các tổ chức xúc tiến thương mại khác có quyền thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định của pháp luật nước sở tại và pháp luật Việt Nam.
Các tổ chức xúc tiến thương mại có thể thực hiện hoạt động nào nhằm xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài? (Hình từ Internet)
Các tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài hoạt động dưới sự điều chỉnh pháp luật nước nào?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định:
Nguyên tắc hoạt động
1. Các tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam được thành lập và hoạt động tại nước ngoài phải tuân thủ theo pháp luật của Việt Nam và pháp luật nước sở tại.
2. Các tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài không thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ không được sử dụng danh nghĩa nhà nước Việt Nam trong quá trình thành lập, hoạt động.
Theo đó, các tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam được thành lập và hoạt động tại nước ngoài phải tuân thủ theo cả pháp luật của Việt Nam và pháp luật nước sở tại.
Cơ quan nào thực hiện theo dõi nguồn ngân sách nhà nước cho các hoạt động xúc tiến thương mại?
Căn cứ khoản 21 Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
...
21. Về xúc tiến thương mại:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan, chính quyền địa phương xây dựng và thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, Chương trình Thương hiệu quốc gia theo quy định của pháp luật; xây dựng, tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định pháp luật;
b) Hướng dẫn, kiểm tra về nội dung, điều kiện hoạt động quảng cáo thương mại, thương hiệu, hội chợ, triển lãm thương mại, khuyến mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
c) Quản lý, theo dõi nguồn ngân sách nhà nước cho các hoạt động xúc tiến thương mại hàng năm theo quy định của pháp luật;
d) Quản lý, chỉ đạo hoạt động của các Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam ở nước ngoài; quản lý các Văn phòng đại diện các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
đ) Thiết lập, vận hành và phát triển hệ thống hạ tầng xúc tiến thương mại, hạ tầng số phục vụ xúc tiến thương mại.
...
Theo đó, Bộ Công Thương thực hiện theo dõi, quản lý nguồn ngân sách nhà nước cho các hoạt động xúc tiến thương mại hàng năm theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.