Các nguồn tài chính của trường cao đẳng công lập gồm những nguồn nào? Quản lý và sử dụng tài sản công đối với trường cao đẳng công lập phải đảm bảo thực hiện những gì?
Các nguồn tài chính của trường cao đẳng công lập gồm những nguồn nào?
Cụ thể tại Điều 42 Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH quy định về nguồn tài chính của trường cao đẳng công lập như sau:
Nguồn tài chính của trường cao đẳng công lập
1. Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.
2. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của trường, bao gồm:
a) Thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công;
b) Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật;
c) Thu từ cho thuê tài sản công theo quy định của pháp luật.
3. Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định.
4. Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.
5. Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Theo đó, các nguồn tài chính của trường cao đẳng công lập gồm những nguồn sau đây:
- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của trường
- Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định.
- Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.
Nguồn tài chính của trường cao đẳng công lập (Hình từ Internet)
Quy định về việc sử dụng nguồn tài chính đối với trường cao đẳng công lập ra sao?
Liên quan đến việc sử dụng nguồn tài chính đối với trường cao đẳng công lập ta căn cứ theo Điều 44 Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH quy định về các khoản chi sau:
- Chi thường xuyên giao tự chủ.
- Chi thường xuyên không giao tự chủ, chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
- Chi không thường xuyên, bao gồm:
+ Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình đầu tư công; chương trình, đề án khác;
+ Chi thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động;
+ Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài;
+ Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
+ Chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm tài sản, thiết bị; chi thực hiện các dự án đầu tư khác theo quy định của Nhà nước;
+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
- Trường cao đẳng công lập thực hiện phân phối kết quả tài chính trong năm theo quy định của pháp luật.
Quản lý và sử dụng tài sản công đối với trường cao đẳng công lập phải đảm bảo thực hiện những gì?
Theo Điều 46 Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH quy định về quản lý và sử dụng tài sản đối với trường cao đẳng công lập như sau:
Quản lý và sử dụng tài sản đối với trường cao đẳng công lập
1. Nguồn hình thành tài sản công bao gồm:
a) Tài sản công bằng hiện vật do Nhà nước giao theo quy định áp dụng đối với cơ quan nhà nước theo quy định tại Điều 29 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
b) Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khấu hao tài sản, nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật;
c) Tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay, vốn huy động, liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
2. Trường cao đẳng công lập thực hiện việc quản lý và sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật.
3. Trường cao đẳng công lập có trách nhiệm kiểm kê tài sản vào cuối kỳ kế toán năm và kiểm kê theo quyết định kiểm kê, đánh giá lại tài sản công, xác định tài sản thừa, thiếu và nguyên nhân để xử lý theo quy định của pháp luật; thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công.
4. Mọi thành viên trong trường có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường.
5. Hằng năm, trường cao đẳng phải tổ chức kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản của trường và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật. Chấp hành đầy đủ các chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế, thống kê và báo cáo định kỳ; công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, tại Điều 29 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về
Nhà nước giao tài sản bằng hiện vật cho cơ quan nhà nước
1. Nhà nước giao tài sản bằng hiện vật cho cơ quan nhà nước trong trường hợp thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức.
2. Tài sản giao cho cơ quan nhà nước sử dụng bao gồm:
a) Tài sản do Nhà nước đầu tư xây dựng, mua sắm;
b) Tài sản thu hồi theo quy định tại Điều 41 của Luật này;
c) Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước quy định tại Mục 1 Chương VI của Luật này;
d) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân quy định tại Mục 2 Chương VI của Luật này;
đ) Đất được giao để xây dựng trụ sở theo quy định của pháp luật về đất đai;
e) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
3. Thẩm quyền quyết định giao tài sản công được thực hiện theo phân cấp của Chính phủ và các quy định sau đây:
a) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định giao tài sản công quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 2 Điều này cho Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ tài sản quy định tại điểm b và điểm c khoản này;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định giao tài sản công quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 2 Điều này do Bộ, cơ quan trung ương đầu tư xây dựng, mua sắm hoặc quản lý cho cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý;
c) Ủy ban nhân dân các cấp quyết định giao tài sản công quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 2 Điều này do cấp mình đầu tư xây dựng, mua sắm hoặc quản lý cho cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao tài sản công quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này theo quy định của pháp luật về đất đai.
4. Cơ quan đang quản lý tài sản công thực hiện bàn giao tài sản theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.