Cá nhân tổ chức đua xe trái phép vào dịp Tết Nguyên đán mà làm chết người thì có bắt buộc bị xử phạt tù hay không?
Có bao nhiêu hình phạt chính đối với người phạm tội?
Theo Điều 32 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các hình phạt chính đối với người phạm tội bao gồm:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền;
- Cải tạo không giam giữ;
- Trục xuất;
- Tù có thời hạn;
- Tù chung thân;
- Tử hình.
Lưu ý: Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
Cá nhân tổ chức đua xe trái phép vào dịp Tết Nguyên đán mà làm chết 03 người trở lên thì có bắt buộc bị xử phạt tù hay không?
Tội tổ chức đua xe trái phép (Hình từ Internet)
Theo Điều 265 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 77 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:
Tội tổ chức đua xe trái phép
1. Người nào tổ chức trái phép việc đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 04 năm đến 10 năm:
a) Tổ chức cho 10 xe tham gia trở lên trong cùng một lúc hoặc tổ chức 02 cuộc đua xe trở lên trong cùng một lúc;
b) Tổ chức cá cược;
c) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;
d) Tại nơi tập trung đông dân cư;
đ) Tháo dỡ thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;
e) Làm chết người;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
h) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
i) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
k) Tái phạm về tội này hoặc tội đua xe trái phép.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Căn cứ trên quy định mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân tổ chức đua xe trái phép mà làm chết người có thể như sau:
Trường hợp 01: Cá nhân tổ chức đua xe trái phép mà làm chết người thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 04 năm đến 10 năm;
Trường hợp 02: Cá nhân tổ chức đua xe trái phép mà làm chết 02 người thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm;
Trường hợp 03: Cá nhân tổ chức đua xe trái phép mà làm chết 03 người trở lên thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Như vậy, người phạm tội trong trường hợp 01 vẫn có thể bị phạt tiền mà không bắt buộc bị xử phạt tù.
Đối với trường hợp cá nhân tổ chức đua xe trái phép mà làm chết 03 người trở lên thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Người phạm tội tổ chức đua xe trái phép mà làm chết người sau đó tự thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Theo điểm r khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
...
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
...
Căn cứ quy định trên thì trong trường hợp người phạm tội tổ chức đua xe trái phép mà làm chết người sau đó tự thú thì có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.