Cá nhân nuôi các loài ngoại lai xâm hại ngoài khu bảo tồn không vì mục đích thương mại sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Cá nhân nuôi các loài ngoại lai xâm hại ngoài khu bảo tồn không vì mục đích thương mại sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt cá nhân nuôi các loài ngoại lai xâm hại ngoài khu bảo tồn không vì mục đích thương mại không?
- Thời hiệu xử phạt đối với cá nhân nuôi các loài ngoại lai xâm hại ngoài khu bảo tồn không vì mục đích thương mại là bao lâu?
Cá nhân nuôi các loài ngoại lai xâm hại ngoài khu bảo tồn không vì mục đích thương mại sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Cá nhân nuôi các loài ngoại lai xâm hại ngoài khu bảo tồn không vì mục đích thương mại sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền, căn cứ theo khoản 1 Điều 51 Nghị định 45/2022/NĐ-CP, khoản 8 Điều 51 Nghị định 45/2022/NĐ-CP và điểm a khoản 9 Điều 51 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm các quy định về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng, cấy loài ngoại lai xâm hại ngoài phạm vi khu bảo tồn không vì mục đích thương mại, trong trường hợp kiểm soát được sự phát triển, lây lan của chúng và chưa gây ra thiệt hại.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng, cấy loài ngoại lai xâm hại ngoài phạm vi khu bảo tồn vì mục đích thương mại, trong trường hợp kiểm soát được sự phát triển, lây lan của chúng và chưa gây ra thiệt hại.
...
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy toàn bộ loài ngoại lai xâm hại; buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này;
b) Buộc tái xuất toàn bộ loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 6, 7 Điều này. Trường hợp không thể tái xuất được thì buộc tiêu hủy toàn bộ loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép.
Theo đó, cá nhân sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi có hành vi nuôi loại ngoại lai xâm hại ngoài phạm vi khu bảo tồn không vì mục đích thương mại, trong trường hợp kiểm soát được sự phát triển, lây lan của chúng và chưa gây ra thiệt hại.
Ngoài ra, cá nhân sẽ bị tịch thu tang vật và buộc phải tiêu hủy toàn bộ loài ngoại lai xâm hại, buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu.
Cá nhân thực hiện nuôi các loài ngoại lai xâm hại ngoài khu bảo tồn có bị vi phạm pháp luật không? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt cá nhân nuôi các loài ngoại lai xâm hại ngoài khu bảo tồn không vì mục đích thương mại không?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt cá nhân nuôi các loài ngoại lai xâm hại ngoài khu bảo tồn không vì mục đích thương mại không, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 68 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm môi trường để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của các lực lượng được quy định cụ thể như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này trong phạm vi quản lý của mình;
b) Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này;
...
Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
...
Theo phân định thẩm quyền thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Ngoài ra Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã còn tịch thu tang vật và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
Như vậy Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có quyền xử phạt cá nhân nuôi các loài ngoại lai xâm hại ngoài khu bảo tồn không vì mục đích thương mại.
Thời hiệu xử phạt đối với cá nhân nuôi các loài ngoại lai xâm hại ngoài khu bảo tồn không vì mục đích thương mại là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt đối với cá nhân nuôi các loài ngoại lai xâm hại ngoài khu bảo tồn không vì mục đích thương mại là bao lâu, căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 02 năm.
2. Các hành vi vi phạm đang thực hiện, các hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như sau:
a) Các hành vi được quy định tại Điều 9; điểm e, g, h khoản 1, điểm e, g, h khoản 2, điểm e, g, h khoản 3 Điều 11; điểm b, c khoản 1, điểm b, c khoản 2 Điều 13; điểm b, d, e khoản 1, điểm c, d, đ khoản 2, điểm c, d, đ khoản 3, điểm c, d, đ khoản 4 Điều 14; khoản 2, điểm e, g, h khoản 3, điểm e, g, h, i khoản 4, khoản 6 Điều 15 và Điều 38 Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
...
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với cá nhân nuôi các loài ngoại lai xâm hại ngoài khu bảo tồn không vì mục đích thương mại là 02 năm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.