Cá nhân có hành vi không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết để trục lợi thì bị xử phạt hành chính như thế nào?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau cá nhân có hành vi không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết để trục lợi thì bị xử phạt hành chính như thế nào? Nội dung đăng ký khai tử được xác định dựa trên cơ sở nào theo quy định? Công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử trong trường hợp nào? Câu hỏi của anh B.K.Q đến từ Hải Phòng.

Cá nhân có hành vi không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết để trục lợi thì bị xử phạt hành chính như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 41 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, điểm b khoản 5 Điều 41 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai tử cụ thể như sau:

Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai tử
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đang sống;
b) Không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết để trục lợi;
c) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật khi làm thủ tục đăng ký khai tử để trục lợi.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2, các điểm a và c khoản 3 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 3 Điều này.

Như vậy, cá nhân có hành vi không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết để trục lợi thì có thể bị xử phạt hành chính như sau:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi trên.

Cá nhân có hành vi không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết để trục lợi thì bị xử phạt hành chính như thế nào?

Cá nhân có hành vi không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết để trục lợi thì bị xử phạt hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)

Nội dung đăng ký khai tử được xác định dựa trên cơ sở nào theo quy định?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì

Nội dung đăng ký khai tử được xác định theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:

- Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử;

- Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử;

- Đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thay Giấy báo tử;

- Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y thay Giấy báo tử;

- Đối với người chết không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và d của khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử.

Lưu ý: Khi đăng ký khai tử theo quy định thì nội dung khai tử phải bao gồm các thông tin:

- Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết;

- Số định danh cá nhân của người chết, nếu có;

- Nơi chết;

- Nguyên nhân chết;

- Giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch;

- Quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài.

Công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 33 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai tử như sau:

Theo đó, công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết; trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử.

Lưu ý số 1: trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử;

Trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.

Lưu ý số 2: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.

Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.

Lưu ý số 3: Công chức tư pháp - hộ tịch khóa thông tin hộ tịch của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

960 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào