Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào về diêm nghiệp theo quy định?
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực diêm nghiệp hay không?
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào về diêm nghiệp?
- Báo Nông nghiệp Việt Nam có phải là đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không?
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực diêm nghiệp hay không?
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực diêm nghiệp được quy định tại Điều 1 Nghị định 105/2022/NĐ-CP như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phòng chống thiên tai, phát triển nông thôn; quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực như sau:
- Nông nghiệp;
- Lâm nghiệp;
- Diêm nghiệp;
- Thủy sản;
- Thủy lợi;
- Phòng chống thiên tai;
- Phát triển nông thôn.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì ngành, lĩnh vực diêm nghiệp thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào về diêm nghiệp? (Hình từ internet)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào về diêm nghiệp?
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào về diêm nghiệp được quy định tại Điều 2 Nghị định 105/2022/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
11. Về diêm nghiệp
a) Thực hiện quản lý nhà nước đối với ngành muối; xây dựng chính sách, chương trình, đề án, dự án phát triển sản xuất, kinh doanh muối;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra quy trình kỹ thuật sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, bảo quản tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất muối hàng năm;
c) Ban hành và kiểm tra thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình về sản xuất, chế biến bảo quản muối và các sản phẩm của muối (không bao gồm muối dùng trong lĩnh vực y tế).
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về diêm nghiệm thì Bộ có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Thực hiện quản lý nhà nước đối với ngành muối;
- Xây dựng chính sách, chương trình, đề án, dự án phát triển sản xuất, kinh doanh muối;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra quy trình kỹ thuật sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, bảo quản tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất muối hàng năm;
- Ban hành và kiểm tra thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình về sản xuất, chế biến bảo quản muối và các sản phẩm của muối (không bao gồm muối dùng trong lĩnh vực y tế).
Báo Nông nghiệp Việt Nam có phải là đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không?
Đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định tại Điều 3 Nghị định 105/2022/NĐ-CP như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Kế hoạch.
2. Vụ Tài chính.
3. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
4. Vụ Hợp tác quốc tế.
5. Vụ Pháp chế.
6. Vụ Tổ chức cán bộ.
7. Văn phòng Bộ.
8. Thanh tra Bộ.
9. Cục Trồng trọt.
10. Cục Bảo vệ thực vật.
11. Cục Chăn nuôi.
12. Cục Thú y.
13. Cục Quản lý xây dựng công trình.
14. Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.
15. Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường.
16. Cục Thủy lợi.
17. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai.
18. Cục Lâm nghiệp.
19. Cục Kiểm lâm.
20. Cục Thủy sản.
21. Cục Kiểm ngư.
22. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.
23. Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
24. Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn.
25. Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp.
26. Trung tâm Khuyến nông quốc gia.
27. Báo Nông nghiệp Việt Nam.
28. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 21 là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 22 đến khoản 28 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc bộ; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc bộ.
Theo quy định của pháp luật về Cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì các tổ chức được quy định từ khoản 22 đến khoản 28 là các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ bao gồm các đơn vị sau:
- Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.
- Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn.
- Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp.
- Trung tâm Khuyến nông quốc gia.
- Báo Nông nghiệp Việt Nam.
- Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Báo Nông nghiệp Việt Nam là một trong những đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.