Bí mật riêng tư của đối tượng công tác xã hội bao gồm những gì? Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư được quy định như thế nào?

Bí mật riêng tư của đối tượng công tác xã hội bao gồm những gì? Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư của đối tượng công tác xã hội được quy định như thế nào? Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội bao gồm bao nhiêu bước?

Bí mật riêng tư của đối tượng công tác xã hội bao gồm những gì?

Theo Điều 3 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Hành nghề công tác xã hội là những hoạt động nghề nghiệp chuyên nghiệp, trực tiếp thực hiện chuyên môn sâu (hoạt động phòng ngừa, can thiệp, trị liệu, chăm sóc, phục hồi hỗ trợ phát triển, tư vấn, tham vấn, hỗ trợ tâm lý cho đối tượng công tác xã hội) của người làm công tác xã hội được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.
6. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện đăng ký hành nghề công tác xã hội theo quy định của Nghị định này (sau đây gọi là giấy chứng nhận đăng ký hành nghề).
7. Bí mật riêng tư của đối tượng công tác xã hội bao gồm bí mật về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định của pháp luật về dân sự và bí mật về hồ sơ quản lý trường hợp.
8. Công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp là hoạt động áp dụng các lý thuyết, nguyên tắc và phương pháp công tác xã hội để góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng trong quá trình tư pháp.
...

Như vậy, bí mật riêng tư của đối tượng công tác xã hội bao gồm bí mật về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định của pháp luật về dân sự và bí mật về hồ sơ quản lý trường hợp.

Bí mật riêng tư của đối tượng công tác xã hội bao gồm những gì? Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư được quy định như thế nào?

Bí mật riêng tư của đối tượng công tác xã hội bao gồm những gì? Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư được quy định như thế nào? (hình từ internet)

Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư của đối tượng công tác xã hội được quy định như thế nào?

Theo Điều 12 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư
Được giữ bí mật thông tin về hồ sơ quản lý trong quá trình sử dụng dịch vụ công tác xã hội, trừ trường hợp đối tượng đồng ý chia sẻ thông tin theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc tiếp cận hồ sơ để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Như vậy, quyền được tôn trọng bí mật riêng tư của đối tượng công tác xã hội được quy định như sau: Được giữ bí mật thông tin về hồ sơ quản lý trong quá trình sử dụng dịch vụ công tác xã hội, trừ trường hợp đối tượng đồng ý chia sẻ thông tin theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc tiếp cận hồ sơ để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội bao gồm bao nhiêu bước?

Theo Điều 9 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng gồm các bước sau:

Bước 1. Tiếp nhận, thu thập thông tin và đánh giá nhu cầu trợ giúp của đối tượng.

+ Thu thập các thông tin cơ bản của đối tượng, gia đình và thân nhân đối tượng, thông tin của người giám hộ hoặc người chăm sóc và các thông tin liên quan khác của đối tượng (nếu có).

+ Đánh giá toàn diện nhu cầu trợ giúp của đối tượng (theo thứ tự ưu tiên).

+ Tổ chức sàng lọc và phân loại đối tượng.

Bước 2. Xây dựng kế hoạch trợ giúp đối với đối tượng.

+ Xây dựng kế hoạch trợ giúp phù hợp với đối tượng và nhu cầu của đối tượng.

+ Chủ trì, phối hợp với đối tượng và các tổ chức, cá nhân liên quan để xây dựng cụ thể về mục tiêu, nội dung hoạt động, khung thời gian, nguồn lực để xây dựng kế hoạch thực hiện trợ giúp đối tượng.

+ Lập hồ sơ quản lý từng đối tượng.

Bước 3. Thực hiện kế hoạch trợ giúp đối tượng.

Bước 4. Theo dõi, rà soát, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch trợ giúp.

Bước 5. Kết thúc quá trình trợ giúp và lưu trữ hồ sơ.

06 hành vi bị nghiêm cấm trong công tác xã hội là những hành vi nào?

Theo Điều 10 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định 06 hành vi bị nghiêm cấm trong công tác xã hội bao gồm:

- Cung cấp, công bố, tiết lộ, phá hủy thông tin, dữ liệu cá nhân của đối tượng mà không được sự đồng ý của đối tượng hoặc người giám hộ hoặc người đại diện trừ trường hợp cơ quan, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật.

- Từ chối cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

- Lợi dụng việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội để trục lợi hoặc có hành vi vi phạm pháp luật.

- Lợi dụng hành nghề công tác xã hội để trục lợi chế độ, chính sách của nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân.

- Thu các khoản chi phí, lợi ích ngoài khoản thù lao và chi phí được thoả thuận thống nhất với tổ chức, cá nhân trong hợp đồng cung cấp dịch vụ công tác xã hội, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

- Lợi dụng hành nghề công tác xã hội, cung cấp dịch vụ công tác xã hội để xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
33 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào