Bệnh Marek ở gà là bệnh như thế nào? Bệnh Marek ở gà có gây tỷ lệ tử vong cao đối với cá thể mắc bệnh hay không?
Bệnh Marek ở gà là bệnh như thế nào?
Theo Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-30:2015 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 30: Bệnh Marek ở gà quy định về bệnh Marek ở gà như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1. Bệnh Marek (Marek’s disease)
Bệnh do virus thuộc nhóm Herpesvirus, họ Herpesviridae, là virus hướng tế bào lympho, gây suy giảm hệ thống miễn dịch của gà.
CHÚ THÍCH: Virus này gồm 3 kiểu huyết thanh (serotype), trong đó serotype 1 gồm những dòng virus có độc lực cao và những dòng có độc lực thấp; serotype 2 không có độc lực; serotype 3 liên quan đến gà tây.
...
Theo đó bệnh Marek ở gà là bệnh do virus thuộc nhóm Herpesvirus, họ Herpesviridae gây ra. Bệnh sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch của gà.
Virus này gồm 3 kiểu huyết thanh (serotype), trong đó serotype 1 gồm những dòng virus có độc lực cao và những dòng có độc lực thấp; serotype 2 không có độc lực; serotype 3 liên quan đến gà tây.
Bệnh Marek ở gà là bệnh như thế nào? (Hình từ Internet)
Bệnh Marek ở gà có gây tỷ lệ tử vong cao đối với cá thể mắc bệnh hay không?
Theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-30:2015 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 30: Bệnh Marek ở gà quy định về đặc điểm dịch tễ như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
5.1. Đặc điểm dịch tễ
- Bệnh thường xảy ra ở gà từ 3 tuần tuổi đến 4 tuần tuổi trở lên, phổ biến nhất ở giữa 12 tuần tuổi và 30 tuần tuổi;
- Giai đoạn ủ bệnh biến đổi từ 1 vài tuần đến lâu hơn;
- Đối với thể cấp tính tỷ lệ mắc bệnh từ 10 % đến 30 %, trong các ổ dịch có thể lên tới 70 %, tỷ lệ chết tăng nhanh trong vài tuần, sau đó có thể giữ nguyên hoặc giảm trong vài tháng; đối với thể cổ điển (thể mãn tính) tỷ lệ chết không vượt quá 10 % đến 15 %;
- Virus Marek gây bệnh chủ yếu ở gà, đôi khi gà tây và chim cút cũng bị nhiễm bệnh, các loài gia cầm, thủy cầm khác hiếm gặp;
- Virus lây lan trực tiếp qua tiếp xúc giữa con bệnh và con khỏe trong đàn hoặc gián tiếp qua không khí.
Theo đó, đối với thể cấp tính của bệnh Marek ở gà tỷ thì tỷ lệ mắc bệnh từ 10 % đến 30 %, trong các ổ dịch có thể lên tới 70 %, tỷ lệ chết tăng nhanh trong vài tuần, sau đó có thể giữ nguyên hoặc giảm trong vài tháng; đối với thể cổ điển (thể mãn tính) tỷ lệ chết không vượt quá 10 % đến 15 %.
Khi mắc bệnh Marek thì gà sẽ có những triệu chứng lâm sàng gì để có thể nhận biết?
Theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-30:2015 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 30: Bệnh Marek ở gà quy định về triệu chứng lâm sàng như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
...
5.2. Triệu chứng lâm sàng
5.2.1. Thể cấp tính
- Đặc điểm của thể này là có các u lympho ở các cơ quan nội tạng nên ít có triệu chứng điển hình ngoài hiện tượng chết đột ngột;
- Gà có triệu chứng bỏ ăn, phân loãng;
- Đi lại khó khăn, bại liệt, sã một bên cánh.
5.2.2. Thể mạn tính
Thể mạn tính thường diễn ra ở hai loại là thể thần kinh và thể mắt.
a) Thể thần kinh
- Gà thường có triệu chứng liệt một bên hoặc cả hai bên chân và cánh;
- Gà bị ngoẹo cổ sang một bên do thần kinh điều khiển cơ cổ bị ảnh hưởng;
- Gà có thể có triệu chứng thở gấp.
b) Thể mắt
- Giai đoạn đầu có hiện tượng viêm mắt nhẹ, con vật rất mẫn cảm với ánh sáng, chảy nước mắt trong;
- Giai đoạn sau viêm mống mắt thể mi gây hiện tượng “mắt nâu”: viêm màng tiếp hợp rồi viêm mống mắt. Mủ trắng đóng đầy khóe mắt, con vật nhìn kém, không mổ trúng thức ăn, cuối cùng con vật có thể bị mù.
...
Ở thể cấp bệnh của Marek gà sẽ có một số triệu chứng lâm sàng như có các u lympho ở các cơ quan nội tạng nên ít có triệu chứng điển hình ngoài hiện tượng chết đột ngột. Gà có triệu chứng bỏ ăn, phân loãng; đi lại khó khăn, bại liệt, sã một bên cánh.
Bệnh Marek ở gà khi đi vào thể cấp tính thì triệu chứng lâm sàng của bệnh sẽ chia làm hai thể là thể thần kinh và thể mắt:
(1) Thể thần kinh
- Gà thường có triệu chứng liệt một bên hoặc cả hai bên chân và cánh;
- Gà bị ngoẹo cổ sang một bên do thần kinh điều khiển cơ cổ bị ảnh hưởng;
- Gà có thể có triệu chứng thở gấp.
(2) Thể mắt
- Giai đoạn đầu có hiện tượng viêm mắt nhẹ, con vật rất mẫn cảm với ánh sáng, chảy nước mắt trong;
- Giai đoạn sau viêm mống mắt thể mi gây hiện tượng “mắt nâu”: viêm màng tiếp hợp rồi viêm mống mắt. Mủ trắng đóng đầy khóe mắt, con vật nhìn kém, không mổ trúng thức ăn, cuối cùng con vật có thể bị mù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.