Bên thuê hàng hóa có thể rút lại chấp nhận hàng hóa khi không còn đạt được mục đích khi giao kết hợp đồng không?
- Bên thuê hàng hóa có thể từ chối hàng hoá cho thuê sau khi đã kiểm tra hàng hóa không?
- Bên thuê hàng hóa có thể rút lại chấp nhận hàng hóa khi không còn đạt được mục đích khi giao kết hợp đồng không?
- Bên cho thuê hàng hóa có được yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng khi bên thuê hàng hóa không tiến hành nhận hàng hóa theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng không?
Bên thuê hàng hóa có thể từ chối hàng hoá cho thuê sau khi đã kiểm tra hàng hóa không?
Căn cứ Điều 278 Luật Thương mại 2005 quy định:
Chấp nhận hàng hoá cho thuê
1. Bên thuê được coi là đã chấp nhận hàng hoá cho thuê sau khi bên thuê có cơ hội hợp lý để kiểm tra hàng hoá cho thuê và thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Không từ chối hàng hoá cho thuê;
b) Xác nhận sự phù hợp của hàng hoá cho thuê với thoả thuận trong hợp đồng;
c) Xác nhận việc sẽ nhận hàng hoá đó, dù không phù hợp với thoả thuận trong hợp đồng.
2. Trường hợp bên thuê phát hiện ra sự không phù hợp với hợp đồng của hàng hóa sau khi đã chấp nhận hàng hóa mà sự không phù hợp đó có thể được xác định thông qua việc kiểm tra một cách hợp lý trước khi chấp nhận hàng hóa thì bên thuê không được dựa vào sự không phù hợp đó để trả lại hàng.
Căn cứ Điều 44 Luật Thương mại 2005 quy định:
Kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng
1. Trường hợp các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra.
2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên mua hoặc đại diện của bên mua trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép; trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa thì việc kiểm tra hàng hoá có thể được hoãn lại cho tới khi hàng hoá được chuyển tới địa điểm đến.
3. Trường hợp bên mua hoặc đại diện của bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng.
4. Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá.
5. Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.
Trường hợp các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra.
Theo đó, bên thuê hàng hóa không thể từ chối hàng hoá cho thuê sau khi bên thuê đã có cơ hội hợp lý để kiểm tra hàng hoá cho thuê.
Lưu ý: Trường hợp bên thuê phát hiện ra sự không phù hợp với hợp đồng của hàng hóa sau khi đã chấp nhận hàng hóa mà sự không phù hợp đó có thể được xác định thông qua việc kiểm tra một cách hợp lý trước khi chấp nhận hàng hóa thì bên thuê không được dựa vào sự không phù hợp đó để trả lại hàng.
Bên thuê hàng hóa có thể rút lại chấp nhận hàng hóa khi không còn đạt được mục đích khi giao kết hợp đồng không?
Căn cứ Điều 279 Luật Thương mại 2005 quy định:
Rút lại chấp nhận
1. Bên thuê có thể rút lại chấp nhận đối với một phần hoặc toàn bộ hàng hoá cho thuê nếu sự không phù hợp của hàng hoá cho thuê làm cho bên thuê không đạt được mục đích giao kết hợp đồng và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bên cho thuê không khắc phục một cách hợp lý theo quy định tại Điều 277 của Luật này;
b) Bên thuê không phát hiện được sự không phù hợp của hàng hoá xuất phát từ bảo đảm của bên cho thuê.
2. Việc rút lại chấp nhận phải được thực hiện trong khoảng thời gian hợp lý, nhưng không quá ba tháng, kể từ thời điểm bên thuê chấp nhận hàng hoá.
Bên thuê có thể rút lại chấp nhận đối với một phần hoặc toàn bộ hàng hoá cho thuê nếu sự không phù hợp của hàng hoá cho thuê làm cho bên thuê không đạt được mục đích giao kết hợp đồng và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Bên cho thuê không khắc phục một cách hợp lý theo quy định pháp luật;
- Bên thuê không phát hiện được sự không phù hợp của hàng hoá xuất phát từ bảo đảm của bên cho thuê;
Lưu ý: Việc rút lại chấp nhận phải được thực hiện trong khoảng thời gian hợp lý, nhưng không quá ba tháng, kể từ thời điểm bên thuê chấp nhận hàng hoá.
Bên cho thuê hàng hóa có được yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng khi bên thuê hàng hóa không tiến hành nhận hàng hóa theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng không?
Căn cứ Điều 307 Luật Thương mại 2005 quy định:
Quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại
1. Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Căn cứ Điều 300 Luật Thương mại 2005 quy định:
Phạt vi phạm
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.
Theo đó, trường hợp hợp đồng thỏa thuận mua bán hàng hóa có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên cho thuê hàng hóa có quyền yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng khi bên thuê hàng hóa không tiến hành nhận hàng hóa theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
Ngược lại, trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên thuê hàng hóa không tiến hành nhận hàng hóa theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Lưu ý: Trường hợp có thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng nhưng nếu thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 294 Luật Thương mại 2005 thì bên vi phạm được miễn trừ trách nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.