Bảo tàng quốc gia muốn đề nghị công nhận bảo vật quốc gia thì hồ sơ hiện vật gồm những gì? Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm gì về việc giám định bảo vật quốc gia?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là bảo tàng quốc gia muốn đề nghị công nhận bảo vật quốc gia thì hồ sơ hiện vật gồm những gì? Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm gì về việc giám định bảo vật quốc gia? Câu hỏi của anh Quang Hưng đến từ Ninh Thuận.

Bảo tàng quốc gia muốn đề nghị công nhận bảo vật quốc gia thì hồ sơ hiện vật gồm những gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 2 Thông tư 13/2010/TT-BVHTTDL quy định về lập hồ sơ hiện vậy đề nghị công nhận bảo vật quốc gia như sau:

Lập hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia
3. Hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia (sau đây gọi là Hồ sơ hiện vật) bao gồm:
a) Bản thuyết minh hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, trong đó phải trình bày rõ đặc điểm của hiện vật theo các tiêu chí quy định tại khoản 21 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Ảnh: 01 ảnh tổng thể và 01 ảnh đặc tả chi tiết (ảnh màu, từ cỡ 9cm x 12cm trở lên), chú thích đầy đủ, đảm bảo thể hiện các đặc trưng cơ bản của hiện vật. Khuyến khích gửi kèm theo ảnh lưu trữ trên các phương tiện kỹ thuật số;
c) Bản ghi âm, ghi hình (nếu có) phải có âm thanh, hình ảnh rõ nét thể hiện sự độc đáo của hiện vật (ghi trên băng hoặc đĩa);
d) Bản sao, bản dập (nếu có), bản dịch đối với những hiện vật là sách, tài liệu chữ cổ hoặc hiện vật có hoa văn trang trí, có chữ viết thể hiện trên hiện vật;
đ) Tài liệu khác liên quan đến hiện vật (nếu có) gồm: Bài viết về hiện vật; xác nhận của nhân chứng đối với các hiện vật có giá trị lịch sử; giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia gồm:

- Bản thuyết minh hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, trong đó phải trình bày rõ đặc điểm của hiện vật theo quy định.

- 01 ảnh tổng thể (ảnh màu, từ cỡ 9cm x 12cm trở lên) chú thích đầy đủ, đảm bảo thể hiện các đặc trưng cơ bản của hiện vật (khuyến khích gửi kèm theo ảnh lưu trữ trên các phương tiện kỹ thuật số).

- 01 ảnh đặc tả chi tiết (ảnh màu, từ cỡ 9cm x 12cm trở lên) chú thích đầy đủ, đảm bảo thể hiện các đặc trưng cơ bản của hiện vật (khuyến khích gửi kèm theo ảnh lưu trữ trên các phương tiện kỹ thuật số).

- Bản ghi âm, ghi hình (nếu có) phải có âm thanh, hình ảnh rõ nét thể hiện sự độc đáo của hiện vật (ghi trên băng hoặc đĩa);

- Bản sao, bản dập (nếu có), bản dịch đối với những hiện vật là sách, tài liệu chữ cổ hoặc hiện vật có hoa văn trang trí, có chữ viết thể hiện trên hiện vật;

- Tài liệu khác liên quan đến hiện vật (nếu có) gồm: Bài viết về hiện vật; xác nhận của nhân chứng đối với các hiện vật có giá trị lịch sử; giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật theo quy định.

Bảo tàng quốc gia

Bảo vật quốc gia (Hình từ Internet)

Hội đồng giám định cổ vật phải thực hiện việc thẩm định hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia khi nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 13/2010/TT-BVHTTDL quy định về thẩm định hiện vật và hồ sơ hiện vật của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch như sau:

Thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Hội đồng giám định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (sau đây gọi là Hội đồng giám định cổ vật) thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.
2. Hội đồng giám định cổ vật do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định thành lập theo đề nghị của Cục trưởng Cục Di sản văn hóa. Thành phần của Hội đồng giám định cổ vật gồm các chuyên gia, nhà khoa học có chuyên môn, nghiệp vụ và uy tín về giám định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Phương thức làm việc của Hội đồng giám định cổ vật thực hiện theo quy định về phương thức hoạt động của Hội đồng thẩm định hiện vật tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này. Kinh phí hoạt động của Hội đồng giám định cổ vật được bố trí trong ngân sách sự nghiệp hằng năm của Cục Di sản văn hóa.

Theo quy định trên thì Hội đồng giám định cổ vật phải thực hiện việc thẩm định hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hiện vật.

Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm gì về việc giám định bảo vật quốc gia?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 13/2010/TT-BVHTTDL quy định như sau:

Thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
3. Cục Di sản văn hóa là cơ quan thường trực của Hội đồng giám định cổ vật có trách nhiệm:
a) Tham mưu, giúp Chủ tịch Hội đồng xây dựng quy chế làm việc của Hội đồng giám định cổ vật trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt;
b) Tiếp nhận hồ sơ; tổ chức các phiên họp của Hội đồng giám định cổ vật để thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.

Như vậy, theo quy định trên thì Cục Di sản văn hóa là cơ quan thường trực của Hội đồng giám định cổ vật có trách nhiệm:

- Tham mưu, giúp Chủ tịch Hội đồng xây dựng quy chế làm việc của Hội đồng giám định cổ vật trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phê duyệt;

- Tiếp nhận hồ sơ; tổ chức các phiên họp của Hội đồng giám định cổ vật để thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

911 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào