Báo hiệu hàng hải thực hiện chức năng chỉ dẫn cho người đi biển và hỗ trợ định hướng, xác định vị trí của tàu, thuyền theo những phía khống chế nào?

Tôi muốn biết có những loại báo hiệu hàng hải nào? Phía khống chế của báo hiệu hàng hải được quy định ra sao? Riêng đối với báo hiệu hàng hải là đèn biển và đăng tiêu thì cần đáp ứng những quy định kỹ thuật cụ thể nào?

Báo hiệu hàng hải thực hiện chức năng của mình thông qua những phía khống chế nào?

Căn cứ tiểu mục 1.3.1 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 20:2015/BGTVT về Báo hiệu hàng hải, báo hiệu hàng hải được xác định như sau:

"1.3.1. Báo hiệu hàng hải là thiết bị hoặc công trình, tàu thuyền được thiết lập và vận hành trên mặt nước hoặc trên đất liền để chỉ dẫn cho người đi biển và tổ chức, cá nhân liên quan định hướng, xác định vị trí của tàu thuyền."

Theo đó, phía khống chế của báo hiệu hàng hải được quy định tại tiểu mục 1.5 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 20:2015/BGTVT về Báo hiệu hàng hải, cụ thể như sau:

"1.5. Phía khống chế của báo hiệu hàng hải
1.5.1. Theo hướng luồng hàng hải, báo hiệu bên phải khống chế phía phải luồng, báo hiệu bên trái khống chế phía trái luồng.
1.5.2. Theo phương vị:
1.5.2.1. Phía Bắc khống chế từ 315° đến 45°;
1.5.2.2. Phía Đông khống chế từ 45° đến 135°;
1.5.2.3. Phía Nam khống chế từ 135° đến 225°;
1.5.2.4. Phía Tây khống chế từ 225° đến 315°."

Có những loại báo hiệu hàng hải nào?

Theo quy định tại tiểu mục 1.6 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 20:2015/BGTVT về Báo hiệu hàng hải, có thể phân loại báo hiệu hàng hải thành:

"1.6. Phân loại báo hiệu hàng hải
1.6.1. Báo hiệu thị giác cung cấp thông tin báo hiệu bằng hình ảnh vào ban ngày, ánh sáng vào ban đêm. Báo hiệu thị giác bao gồm: đèn biển, đăng tiêu, chập tiêu, báo hiệu dẫn luồng (báo hiệu hai bên luồng, báo hiệu hướng luồng chính, báo hiệu phương vị, báo hiệu chướng ngại vật biệt lập, báo hiệu vùng nước an toàn, báo hiệu chuyên dùng, báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện) và các báo hiệu hàng hải khác;
1.6.2. Báo hiệu vô tuyến điện cung cấp thông tin báo hiệu bằng tín hiệu vô tuyến điện. Báo hiệu vô tuyến điện bao gồm báo hiệu tiêu Radar, báo hiệu hàng hải AIS và các loại báo hiệu vô tuyến điện khác;
1.6.3. Báo hiệu âm thanh cung cấp thông tin báo hiệu bằng tín hiệu âm thanh. Báo hiệu âm thanh bao gồm còi báo hiệu và các loại báo hiệu âm thanh khác."

Báo hiệu hàng hải

Báo hiệu hàng hải

Báo hiệu hàng hải là đèn biển cần đáp ứng những quy định kỹ thuật nào?

Theo tiểu mục 1.3.17 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 20:2015/BGTVT về Báo hiệu hàng hải, đèn biển là báo hiệu hàng hải được thiết lập cố định tại các vị trí cần thiết ven bờ biển, trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.

Quy định kỹ thuật áp dụng đối với đèn biển được quy định tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 20:2015/BGTVT về Báo hiệu hàng hải, cụ thể như sau:

"2.1. Đèn biển
2.1.1. Tác dụng
2.1.1.1. Báo hiệu nhập bờ
Báo hiệu cho tàu thuyền hàng hải trên các tuyến hàng hải xa bờ nhận biết, định hướng nhập bờ để vào các tuyến hàng hải ven biển hoặc vào các cảng biển.
2.1.1.1.1. Báo hiệu hàng hải ven biển
Báo hiệu cho tàu thuyền hàng hải ven biển định hướng và xác định vị trí.
2.1.1.1.2. Báo hiệu cửa sông, cửa biển
Báo hiệu cửa sông, cửa biển nơi có tuyến luồng dẫn vào cảng biển; cửa sông, cửa biển có nhiều hoạt động hàng hải khác như khai thác hải sản, thăm dò, nghiên cứu khoa học...; vị trí có chướng ngại vật ngầm nguy hiểm; hoặc các khu vực đặc biệt khác như khu neo đậu tránh bão, khu đổ chất thải, để chỉ dẫn cho tàu thuyền định hướng và xác định vị trí.
2.1.2. Phân cấp

Cấp đèn

Chức năng

Tầm hiệu lực danh định (hải lý)

Tầm hiệu lực ban ngày (hải lý)

Cấp I

Báo hiệu nhập bờ

20 ≤ R

8 ≤ R

Cấp II

Hàng hải ven biển

15 ≤ R < 20

6 ≤ R < 8

Cấp III

Báo hiệu cửa sông, cửa biển

10 ≤ R < 15

4 ≤ R < 6

2.1.3. Các thông số kỹ thuật
2.1.3.1. Vị trí xây dựng
- Đèn cấp I: Đặt gần tuyến hàng hải quốc tế hoặc trên các khu vực biển chuyển tiếp từ tuyến hàng hải quốc tế vào tuyến hàng hải ven biển. Có vị trí thuận lợi để người đi biển có thể quan sát được từ ngoài khơi xa. Có độ cao đủ lớn để không bị che khuất từ phía biển.
- Đèn cấp II: Đặt gần tuyến hàng hải ven biển, tại những vị trí dễ quan sát từ ngoài biển, cách các tuyến hàng hải ven biển không quá 20 hải lý. Có độ cao đủ lớn để không bị che khuất từ phía biển.
- Đèn cấp III: Đặt tại cửa sông, cửa biển gần lối vào các tuyến luồng biển hoặc tại các chướng ngại vật ngầm hay các khu vực đặc biệt (neo đậu tránh bão, khu đổ chất thải, khu vực chuyển tải, ngư trường, khu vực thăm dò, nghiên cứu khoa học).
2.1.3.2. Kích thước tối thiểu của tháp đèn (tính bằng mét)

STT

Hạng mục

Cấp I

Cấp II

Cấp III

1.

Chiều cao tính từ mực nước biển trung bình đến tâm sáng của đèn

58,0

26,5

7,5

2.

Chiều rộng

4,3

3,2

2,2

3.

Chiều cao công trình xây dựng

8,6

6,4

4,4

2.1.3.3. Tầm hiệu lực danh định tối thiểu của thiết bị chiếu sáng (tính bằng hải lý)

STT

Hạng mục

Cấp I

Cấp II

Cấp III

1.

Thiết bị đèn chính

20

15

10

2.

Thiết bị đèn dự phòng (góc chiếu sáng phải tương đương đèn chính)

15

10

8

Trong trường hợp thiết bị đèn dự phòng không đảm bảo theo quy định nêu trên thì phải có văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.
2.1.3.4. Màu bên ngoài của tháp đèn:
Phải đảm bảo khả năng nhận biết dễ dàng bằng mắt thường và được lựa chọn sao cho độ tương phản với nền phía sau tháp đèn lớn hơn hoặc bằng 0,6 (tra bảng Phụ lục 1).
2.1.3.5. Đặc tính ánh sáng ban đêm:
Ánh sáng sử dụng cho đèn biển là ánh sáng trắng, có đặc tính được quy định tại mục 2.5 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
Trong phạm vi 70 hải lý, đặc tính ánh sáng của các đèn biển không được trùng lặp."

Báo hiệu hàng hải là đăng tiêu cần đáp ứng những quy định kỹ thuật nào?

Tại tiểu mục 1.3.18 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 20:2015/BGTVT về Báo hiệu hàng hải có quy định như sau:

"1.3.18. Đăng tiêu là báo hiệu hàng hải được thiết lập cố định tại các vị trí cần thiết để báo hiệu luồng hàng hải, báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm, bãi cạn hay báo hiệu một vị trí đặc biệt nào đó."

Theo đó, tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 20:2015/BGTVT về Báo hiệu hàng hải quy định những quy chuẩn kỹ thuật áp dụng với đăng tiêu, cụ thể:

"2.2. Đăng tiêu
2.2.1. Tác dụng
Báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm, bãi cạn hay báo hiệu một vị trí đặc biệt nào đó có liên quan đến an toàn hàng hải.
2.2.2. Các thông số kỹ thuật
2.2.2.1. Vị trí xây dựng
Đăng tiêu được đặt ở các vị trí có khả năng gây mất an toàn cho hàng hải như các bãi cạn, bãi đá ngầm, xác tàu đắm và các vị trí đặc biệt khác.
2.2.2.2. Kích thước
Kích thước của đăng tiêu phụ thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nhưng phải đảm bảo nhận biết dễ dàng trong phạm vi hiệu lực của đăng tiêu.
2.2.2.3. Màu thân đăng tiêu
Phải đảm bảo khả năng nhận biết dễ dàng bằng mắt thường và được lựa chọn sao cho độ tương phản với nền phía sau đăng tiêu lớn hơn hoặc bằng 0,6 (tra bảng Phụ lục 1).
2.2.2.4. Đặc tính ánh sáng ban đêm
Ánh sáng sử dụng cho đăng tiêu là ánh sáng trắng, có đặc tính được quy định tại mục 2.5 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này. Ánh sáng của đăng tiêu phải rõ ràng, dễ phân biệt với ánh sáng của các báo hiệu hay nguồn sáng khác xung quanh.
* Đăng tiêu có thể được sử dụng thay thế phao trong luồng."

Như vậy, căn cứ theo Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 20:2015/BGTVT về Báo hiệu hàng hải, báo hiệu hàng hải được quy định cụ thể về phía khống chế, các loại báo hiệu cũng như quy đinh kỹ thuật áp dụng với từng loại báo hiệu, trong đó có đèn biển và đăng tiêu.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,147 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào