Báo cáo tóm tắt về khu vực bảo tồn đô thị gồm các nội dung nào? Ai có trách nhiệm lập hồ sơ đề xuất khu vực?
Khu vực bảo tồn đô thị là gì?
Khu vực bảo tồn đô thị được giải thích tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 11/2013/NĐ-CP thì khu vực bảo tồn đô thị là khu vực phát triển đô thị nhằm bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa, lịch sử của đô thị.
Báo cáo tóm tắt về khu vực bảo tồn đô thị gồm các nội dung nào? Ai có trách nhiệm lập hồ sơ đề xuất khu vực? (Hình từ Internet)
Khu vực bảo tồn đô thị có các nguồn vốn đầu tư nào?
Khu vực bảo tồn đô thị có các nguồn vốn đầu tư được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 11/2013/NĐ-CP như sau:
Vốn đầu tư cho phát triển đô thị
1. Vốn đầu tư cho khu vực phát triển đô thị bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn của các thành phần kinh tế khác.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được sử dụng các quỹ đầu tư hiện có (bao gồm: Quỹ đầu tư phát triển địa phương, quỹ phát triển đất, quỹ phát triển hạ tầng, quỹ phát triển nhà ở...) để tạo nguồn kinh phí đầu tư cho các khu vực phát triển đô thị.
Như vậy, theo quy định trên thì khu vực bảo tồn đô thị có các nguồn vốn đầu tư sau: vốn ngân sách nhà nước, vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn của các thành phần kinh tế khác.
Kế hoạch thực hiện khu vực bảo tồn đô thị gồm các nội dung nào?
Kế hoạch thực hiện khu vực bảo tồn đô thị gồm các nội dung được quy định tại Điều 11 Nghị định 11/2013/NĐ-CP như sau:
- Xác định danh mục các dự án trong khu vực phát triển đô thị trên cơ sở Quy hoạch phân khu đối với các đô thị loại IV trở lên, quy hoạch chung đối với các đô thị loại V và các khu vực có chức năng chuyên biệt.
- Xác định thứ tự đầu tư xây dựng, tiến độ triển khai các dự án đầu tư phát triển đô thị, đảm bảo việc thực hiện các dự án công trình hạ tầng kỹ thuật khung và một số công trình hạ tầng xã hội cấp thiết của khu vực trước khi triển khai các dự án thành phần khác.
- Kế hoạch di dời, tái định cư.
- Kế hoạch vốn, mô hình huy động vốn.
- Tổ chức quản lý và thực hiện theo các mô hình huy động vốn.
Báo cáo tóm tắt về khu vực bảo tồn đô thị gồm các nội dung nào?
Báo cáo tóm tắt về khu vực bảo tồn đô thị gồm các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 11/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 4 Nghị định 35/2023/NĐ-CP như sau:
Nội dung hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị
1. Tờ trình.
2. Báo cáo tóm tắt về khu vực phát triển đô thị dự kiến bao gồm:
a) Tên khu vực phát triển đô thị;
b) Địa điểm, ranh giới khu vực phát triển đô thị (có sơ đồ minh họa);
c) Mô tả hiện trạng khu vực phát triển đô thị;
d) Thuyết minh về cơ sở hình thành khu vực phát triển đô thị;
đ) Tính chất/các chức năng chính của khu vực;
e) Giới thiệu nội dung cơ bản của quy hoạch chung đô thị được duyệt;
g) Kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị;
h) Thời hạn thực hiện dự kiến;
j) Sơ bộ khái toán, dự kiến các nguồn lực đầu tư cho phát triển đô thị;
k) Đề xuất hình thức quản lý theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
Như vậy, theo quy định trên thì báo cáo tóm tắt về khu vực bảo tồn đô thị gồm các nội dung sau:
- Tên khu vực phát triển đô thị;
- Địa điểm, ranh giới khu vực phát triển đô thị (có sơ đồ minh họa);
- Mô tả hiện trạng khu vực phát triển đô thị;
- Thuyết minh về cơ sở hình thành khu vực phát triển đô thị;
- Tính chất/các chức năng chính của khu vực;
- Giới thiệu nội dung cơ bản của quy hoạch chung đô thị được duyệt;
- Kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị;
- Thời hạn thực hiện dự kiến;
- Sơ bộ khái toán, dự kiến các nguồn lực đầu tư cho phát triển đô thị;
- Đề xuất hình thức quản lý theo quy định.
Ai có trách nhiệm lập hồ sơ đề xuất khu vực bảo tồn đô thị?
Ai có trách nhiệm lập hồ sơ đề xuất khu vực bảo tồn đô thị, thì theo quy định tại Điều 8 Nghị định 11/2013/NĐ-CP, điểm a khoản 11 Điều 4 Nghị định 35/2023/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị
Căn cứ quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu, chương trình phát triển đô thị, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc quyết định các khu vực phát triển đô thị theo thẩm quyền được quy định tại Điều 9 của Nghị định này.
Như vậy, theo quy định trên thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ đề xuất khu vực bảo tồn đô thị trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc quyết định các khu vực bảo tồn đô thị theo thẩm quyền được quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.