Báo cáo thi công là gì? Tải Mẫu Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng mới nhất?
- Báo cáo thi công là gì? Tải Mẫu Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng mới nhất?
- Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng do ai lập?
- Trong Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng phải có những nội dung gì?
Báo cáo thi công là gì? Tải Mẫu Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng mới nhất?
Báo cáo thi công (cách gọi đầy đủ là Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng) là văn bản được các đơn vị xây dựng lập ra nhằm mục đích báo cáo chi tiết về tình hình hoàn thiện đối với thi công trong các hạng mục xây dựng công trình.
Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng sẽ giúp đơn vị thống kê được những kết quả về việc nghiệm thu và hoàn thành đối với việc thi công những hạng mục trong xây dựng công trình đó. Đồng thời, đây cũng là văn bản yêu cầu khi làm hồ sơ hoàn thành công trình.
Mẫu Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng được quy định tại Phụ lục VIA ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP.
>> Tải Mẫu Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng: Tại đây.
Dưới đây là hình ảnh Mẫu Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng.
Mẫu Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng mới nhất
Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng do ai lập?
Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng do ai lập căn cứ theo khoản 2 Điều 68 Luật Xây dựng 2014 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc lập và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng
1. Chủ đầu tư có các quyền sau:
a) Lập, quản lý dự án khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật này;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về lập, quản lý dự án;
c) Lựa chọn, ký kết hợp đồng với nhà thầu tư vấn để lập, quản lý dự án;
d) Tổ chức lập, quản lý dự án; quyết định thành lập, giải thể Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo thẩm quyền;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:
a) Xác định yêu cầu, nội dung nhiệm vụ lập dự án; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết trong trường hợp thuê tư vấn lập dự án; tổ chức nghiệm thu kết quả lập dự án và lưu trữ hồ sơ dự án đầu tư xây dựng;
b) Lựa chọn tổ chức tư vấn lập dự án có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật này;
c) Chịu trách nhiệm về cơ sở pháp lý, tính chính xác của các thông tin, tài liệu được cung cấp cho tư vấn khi lập dự án; trình dự án với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;
d) Lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra dự án theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức thẩm định dự án và của người quyết định đầu tư;
đ) Tổ chức quản lý thực hiện dự án theo quy định tại Điều 66 của Luật này;
e) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
g) Thu hồi vốn, trả nợ vốn vay đối với dự án có yêu cầu về thu hồi vốn, trả nợ vốn vay;
h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau đây:
- Xác định yêu cầu, nội dung nhiệm vụ lập dự án; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết trong trường hợp thuê tư vấn lập dự án; tổ chức nghiệm thu kết quả lập dự án và lưu trữ hồ sơ dự án đầu tư xây dựng;
- Lựa chọn tổ chức tư vấn lập dự án có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật này;
- Chịu trách nhiệm về cơ sở pháp lý, tính chính xác của các thông tin, tài liệu được cung cấp cho tư vấn khi lập dự án; trình dự án với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;
- Lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra dự án theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức thẩm định dự án và của người quyết định đầu tư;
- Tổ chức quản lý thực hiện dự án theo quy định tại Điều 66 của Luật này;
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Thu hồi vốn, trả nợ vốn vay đối với dự án có yêu cầu về thu hồi vốn, trả nợ vốn vay;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, một trong các nghĩa vụ của chủ đầu tư là báo cáo việc thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, trong đó gồm Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng.
Trong Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng phải có những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định trong Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng phải có những nội dung sau đây:
- Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu.
- Thời gian và địa điểm nghiệm thu.
- Thành phần ký biên bản nghiệm thu.
- Đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP và sự phù hợp của hạng mục công trình, công trình đã được thi công xây dựng so với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng.
- Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có).
- Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu.
- Phụ lục kèm theo (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.