Báo cáo kết quả điều tra tài nguyên nước dưới đất phải dựa trên những thông tin nào? Công tác lập báo cáo này gồm những nội dung nào?
Báo cáo kết quả điều tra tài nguyên nước dưới đất phải dựa trên những thông tin nào?
Báo cáo kết quả điều tra tài nguyên nước dưới đất phải dựa trên những thông tin được quy định tại khoản 3 Điều 18 Thông tư 13/2014/TT-BTNMT như sau:
Yêu cầu chung về lập báo cáo
1. Tất cả các dự án điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất kết thúc hoặc dừng thi công đều phải lập báo cáo kết quả điều tra và báo cáo kết thúc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, xét duyệt, phê duyệt và phải nộp vào lưu trữ Nhà nước.
2. Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, nộp vào lưu trữ là căn cứ để lập báo cáo kết thúc dự án điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất hoàn thành.
3. Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất phải dựa trên các thông tin, số liệu thu được qua kết quả thực hiện các dạng công tác thiết kế của dự án và các thông tin, dữ liệu tin cậy thu thập từ các nguồn thông tin khác đã được kiểm chứng. Các kết quả thực hiện các dạng công tác của dự án phải được nghiệm thu, đánh giá theo quy định quản lý chất lượng điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất.
4. Báo cáo tổng kết (hoặc báo cáo kết thúc dự án) phải phản ánh tổng quát, toàn diện quá trình thực hiện dự án, các thay đổi, điều chỉnh thực tế thực hiện so với nội dung được phê duyệt; sản phẩm dự án đạt được và khả năng sử dụng cho các mục đích, đối tượng khác nhau.
Như vậy, theo quy định trên thì báo cáo kết quả điều tra tài nguyên nước dưới đất phải dựa trên những thông tin, số liệu thu được qua kết quả thực hiện các dạng công tác thiết kế của dự án và các thông tin, dữ liệu tin cậy thu thập từ các nguồn thông tin khác đã được kiểm chứng.
Các kết quả thực hiện các dạng công tác của dự án phải được nghiệm thu, đánh giá theo quy định quản lý chất lượng điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất.
Báo cáo kết quả điều tra tài nguyên nước dưới đất (Hình từ Internet)
Công tác lập báo cáo kết quả điều tra tài nguyên nước dưới đất gồm những nội dung nào?
Công tác lập báo cáo kết quả điều tra tài nguyên nước dưới đất gồm những nội dung được quy định tại Điều 19 Thông tư 13/2014/TT-BTNMT như sau:
Nội dung công tác lập báo cáo kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất
1. Chỉnh lý, phân tích, xử lý, tổng hợp toàn bộ tài liệu thu thập ngoài thực địa, kết quả phân tích các loại mẫu nước, đất đá và kết quả điều tra, nghiên cứu trước đây, mối quan hệ kết quả điều tra của các dạng công tác khác nhau thu được trong suốt quá trình điều tra đánh giá tài nguyên nước dưới đất.
2. Nhận định kết quả, kết luận về các nội dung yêu cầu đánh giá dựa trên các kết quả xử lý thông tin, dữ liệu.
3. Viết thuyết minh báo cáo và thành lập các phụ lục, bản vẽ theo quy định phù hợp với các dạng điều tra, tỷ lệ điều tra.
4. Trong quá trình lập báo cáo tổng kết, phải tăng cường ứng dụng các công cụ tin học trong công tác xử lý, thống kê tổng hợp, tính toán và trình bày báo cáo để nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng sản phẩm.
Như vậy, theo quy định trên thì công tác lập báo cáo kết quả điều tra tài nguyên nước dưới đất gồm những nội dung sau:
- Chỉnh lý, phân tích, xử lý, tổng hợp toàn bộ tài liệu thu thập ngoài thực địa, kết quả phân tích các loại mẫu nước, đất đá và kết quả điều tra, nghiên cứu trước đây, mối quan hệ kết quả điều tra của các dạng công tác khác nhau thu được trong suốt quá trình điều tra đánh giá tài nguyên nước dưới đất.
- Nhận định kết quả, kết luận về các nội dung yêu cầu đánh giá dựa trên các kết quả xử lý thông tin, dữ liệu.
- Viết thuyết minh báo cáo và thành lập các phụ lục, bản vẽ theo quy định phù hợp với các dạng điều tra, tỷ lệ điều tra.
- Trong quá trình lập báo cáo tổng kết, phải tăng cường ứng dụng các công cụ tin học trong công tác xử lý, thống kê tổng hợp, tính toán và trình bày báo cáo để nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng sản phẩm.
Công tác trắc địa trong điều tra tài nguyên nước dưới đất phải đáp ứng yêu cầu nào?
Công tác trắc địa trong điều tra tài nguyên nước dưới đất phải đáp ứng yêu cầu được quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 13/2014/TT-BTNMT như sau:
Công tác trắc địa
1. Công tác trắc địa trong điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất phải đảm bảo giải quyết một hoặc một số các nhiệm vụ sau:
a) Chỉnh biên các nền bản đồ địa hình cho phù hợp với thực tế;
b) Đưa các công trình từ bản vẽ ra thực địa;
c) Xác định tọa độ các điểm khảo sát theo thiết kế, xác định tọa độ, độ cao của các công trình khoan, các công trình khai thác nước dưới đất, các giếng đào có thí nghiệm xác định tính thấm hoặc các trạm quan trắc nước dưới đất và nước mặt; ngoài ra, còn định tuyến nghiên cứu địa vật lý;
d) Đưa các công trình lên bản đồ;
đ) In các mảnh bản đồ phục vụ cho công tác khảo sát (thường có tỷ lên lớn hơn 1 cấp so với tỷ lệ điều tra) và cho công tác lập báo cáo (bản đồ có cùng với tỷ lệ điều tra).
2. Yêu cầu:
a) Phương pháp, thiết bị đo được thiết kế phù hợp với từng vùng từ khi lập dự án và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Các máy đo phải có kiểm định của các cơ quan kiểm định cho phép;
c) Các kết quả đo phải tuân thủ các sai số cho phép: Về mặt phẳng, sai số tọa độ không vượt quá 1mm trên bản đồ;
d) Khi tiến hành các dạng công tác trắc địa kể trên, cần tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn về đo đạc và bản đồ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Như vậy, theo quy định trên thì công tác trắc địa trong điều tra tài nguyên nước dưới đất phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Phương pháp, thiết bị đo được thiết kế phù hợp với từng vùng từ khi lập dự án và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Các máy đo phải có kiểm định của các cơ quan kiểm định cho phép;
- Các kết quả đo phải tuân thủ các sai số cho phép: Về mặt phẳng, sai số tọa độ không vượt quá 1mm trên bản đồ;
- Khi tiến hành các dạng công tác trắc địa kể trên, cần tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn về đo đạc và bản đồ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.