Ban quản trị nhà chung cư có tư cách pháp nhân, có con dấu hay không? Mô hình hoạt động của Ban quản trị này là gì?

Chị đang ký hợp đồng với Ban quản trị nhà Chung cư, họ yêu cầu thu tiền biển quảng cáo của các văn phòng bên chị cho thuê. Cho chị hỏi về phía Ban quản trị, họ có tư cách pháp nhân và có con dấu không? Theo chị được biết thì bên đó nhiều chủ đồng sở hữu. Đồng thời, cho chị hỏi ban quản trị nhà chung cư hoạt động theo mô hình nào? Họ có được trả thù lao không?

Ban quản trị nhà chung cư có tư cách pháp nhân, có con dấu hay không?

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD có quy định về tư cách pháp nhân của ban quản trị nhà chung cư như sau:

"Điều 17. Ban quản trị nhà chung cư
1. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà phải thành lập Ban quản trị theo quy định của Luật Nhà ở thì Ban quản trị nhà chung cư là tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu và hoạt động theo mô hình quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Quy chế này; Ban quản trị do hội nghị nhà chung cư, cụm nhà chung cư bầu để thực hiện các quyền và trách nhiệm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 41 của Quy chế này.
2. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu hoặc nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có dưới 20 căn hộ thì hội nghị nhà chung cư quyết định thành lập Ban quản trị hoặc không thành lập Ban quản trị. Trường hợp thành lập Ban quản trị nhà chung cư thì nguyên tắc hoạt động và mô hình tổ chức của Ban quản trị được quy định như sau:
a) Trường hợp nhà chung cư có một chủ sở hữu thì Ban quản trị nhà chung cư không có tư cách pháp nhân, không có con dấu; Ban quản trị hoạt động theo mô hình quy định tại Khoản 3 Điều 18 và thực hiện các quyền, trách nhiệm quy định tại Khoản 2 Điều 41 của Quy chế này;
b) Trường hợp nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì mô hình và nguyên tắc hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này."

Theo như thông tin bạn cung cấp, nhà chung cư đó hiện đang có nhiều chủ đồng sở hữu, do đó thể xét trường hợp này thuộc khoản 1 Điều 17 nêu trên. Như vậy, đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu và hiện có Ban quản trị được thành lập theo quy định của Luật Nhà ở hiện hành thì Ban quản trị nhà chung cư này là tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu.

Ban quản trị nhà chung cư có tư cách pháp nhân, có con dấu hay không?

Ban quản trị nhà chung cư có tư cách pháp nhân, có con dấu hay không?

Ban quản trị nhà chung cư hoạt động theo mô hình nào?

Mô hình hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư được quy định tại Điều 18 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 3 Thông tư 28/2016/TT-BXD như sau:

“Điều 18. Mô hình Ban quản trị nhà chung cư
1. Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được thành lập và hoạt động theo mô hình Hội đồng quản trị của hợp tác xã hoặc của công ty cổ phần. Hội nghị nhà chung cư quyết định lựa chọn mô hình hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư cho phù hợp với thực tế từng tòa nhà, cụm nhà chung cư.
2. Trường hợp Ban quản trị nhà chung cư được thành lập và hoạt động theo mô hình Hội đồng quản trị của hợp tác xã thì việc triệu tập và tổ chức cuộc họp của Ban quản trị được thực hiện theo quy định của pháp Luật về hợp tác xã. Trường hợp Ban quản trị nhà chung cư được thành lập và hoạt động theo mô hình Hội đồng quản trị của công ty cổ phần thì việc triệu tập và tổ chức cuộc họp của Ban quản trị được thực hiện theo quy định của pháp Luật về doanh nghiệp.
Việc biểu quyết và ghi biên bản cuộc họp của Ban quản trị nhà chung cư phải tuân thủ quy định tại Điều 25 của Quy chế này.
3. Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư có một chủ sở hữu được thành lập và hoạt động theo mô hình tự quản; các thành viên Ban quản trị tự thống nhất phân công thực hiện các quyền và trách nhiệm quy định tại Khoản 2 Điều 41 của Quy chế này.”

Trong trường hợp này, Ban quản trị nhà chung cư bạn đang ký hợp đồng sẽ hoạt động theo mô hình Hội đồng quản trị của hợp tác xã hoặc của công ty cổ phần. Hội nghị nhà chung cư quyết định lựa chọn mô hình hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư cho phù hợp với thực tế từng tòa nhà, cụm nhà chung cư.

Ban quản trị nhà chung cư có thể được trả thù lao hay không?

Căn cứ khoản 7 Điều 17 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 06/2019/TT-BXD như sau:

“7. Mức thù lao của các thành viên Ban quản trị nhà chung cư do các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đóng góp theo quyết định của hội nghị nhà chung cư. Hội nghị nhà chung cư có thể tham khảo mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Nhà nước để xem xét, quyết định về mức thù lao tương xứng với trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành viên Ban quản trị trên cơ sở điều kiện cụ thể của từng tòa nhà, cụm nhà chung cư và từng địa phương, trừ trường hợp thành viên Ban quản trị từ chối nhận thù lao.
Trường hợp nhà chung cư có đơn vị quản lý vận hành theo quy định của Luật Nhà ở và Quy chế này thì chủ sở hữu, người đang sử dụng nhà chung cư có trách nhiệm đóng thù lao qua đơn vị này để chi trả cho các thành viên Ban quản trị; khoản tiền này không phải hạch toán vào hoạt động kinh doanh của đơn vị quản lý vận hành. Nếu nhà chung cư không có đơn vị quản lý vận hành theo quy định của Luật Nhà ở và Quy chế này thì thù lao này do Ban quản trị nhà chung cư thu và chi trả cho từng thành viên.”

Như vậy, Ban quản trị nhà chung cư được trả thù lao phù hợp với trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành viên Ban quản trị trên cơ sở điều kiện cụ thể của từng tòa nhà, cụm nhà chung cư và từng địa phương. Mức thù lao này do các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đóng góp theo quyết định của hội nghị nhà chung cư và có thể tham khảo mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Nhà nước; trừ trường hợp thành viên Ban quản trị từ chối nhận thù lao.

Nhà chung cư Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Nhà chung cư
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Gặp khó khăn trong việc xin cấp giấy chứng nhận khi mua nhà chung cư thì chủ đầu tư có nghĩa vụ hỗ trợ không?
Pháp luật
Nhà chung cư có phải là đối tượng chịu thuế đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật không?
Pháp luật
Nhà chung cư bị hư hỏng do thiên tai có bị phá dỡ không? Việc xây dựng lại nhà chung cư cần phải thực hiện thế nào?
Pháp luật
Chủ sở hữu nhà chung cư không thực hiện việc di dời khi quá thời hạn có bị cưỡng chế di dời không?
Pháp luật
Thời điểm bàn giao công trình hạ tầng kỹ thuật khu vực có nhà chung cư là khi nào? Chủ đầu tư có trách nhiệm gì trong thời gian chưa bàn giao công trình?
Pháp luật
Nhà chung cư có một chủ sở hữu là gì? Nhà chung cư có một chủ sở hữu thì chỗ để xe thuộc quyền sở hữu của ai?
Pháp luật
Ai có trách nhiệm kiểm định chất lượng nhà chung cư? Kết luận kiểm định chất lượng nhà chung cư được đăng tải ở đâu?
Pháp luật
Phần sở hữu chung của nhà chung cư là gì? Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nhà chung cư có nằm trong phần sở hữu chung không?
Pháp luật
Người sử dụng nhà chung cư là gì? Di dời người sử dụng nhà chung cư theo phương án bồi thường, tái định cư trong trường hợp nào?
Pháp luật
Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư là gì? Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư sẽ bao gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà chung cư
9,009 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà chung cư

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhà chung cư

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Cập nhật văn bản hướng dẫn về nhà chung cư theo Luật Nhà ở mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào